24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Chi An
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Năm thắng lớn của doanh nghiệp phân bón

Thị trường phân bón thế giới rơi vào cơn bão giá trong năm 2021

Với lực đẩy từ giá cả, ngành phân bón trở thành nhóm ngành báo lãi ấn tượng trong năm 2021 với tổng lãi ròng tăng gấp 49 lần so với kết quả 2020.

Hưởng lợi nhờ xu hướng giá cao kỷ lục

Thị trường phân bón thế giới rơi vào cơn bão giá trong năm 2021 khi chi phí sản xuất tăng mạnh do khủng hoảng năng lượng và gián đoạn cung ứng. Trong khi đó, cầu đối với sản phẩm này dâng cao do nhu cầu nông sản tăng mạnh cả trong và sau dịch.

Theo đó, giá phân bón trên thị trường, đặc biệt là các loại phân đơn như urea đã liên tiếp tăng từ cuối quý 1/2021 và lập đỉnh lịch sử trong tháng cuối năm khi chạm ngưỡng 1,000 USD/tấn (giá FOB). Xu thế này chủ yếu do các yếu tố liên quan tới nguồn cung gián đoạn và chi phí giá thành tăng.

Giá urea thế giới tăng mạnh đã kéo theo đà tăng giá xuất khẩu urea của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sản lượng xuất khẩu tăng vọt do nhu cầu của thị trường quốc tế trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt.

Trong nước, nguồn cung urea năm 2021 cũng bị ảnh hưởng do các nhà máy tiến hành bảo dưỡng hoặc gặp sự cố phải dừng máy trong khi lượng hàng nhập khẩu rất thấp do giá thế giới tăng cao.

Nhờ lực đẩy từ giá cả, phân bón bất ngờ vươn lên nhóm ngành báo lãi lớn năm 2021. Cụ thể, tổng doanh thu của 11 doanh nghiệp phân bón (xét trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM) đạt 49.1 ngàn tỷ đồng, tăng 47% so với 2020; lãi ròng gấp 49 lần, đạt xấp xỉ 5.7 ngàn tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh năm 2021 của các doanh nghiệp phân bón

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Năm thắng lớn của doanh nghiệp phân bón
Nguồn: VietstockFinance

Hàng loạt doanh nghiệp báo lãi bằng “lần”

Đóng góp lợi nhuận nhiều nhất ngành vẫn là 2 ông lớn DPM và DCM. Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng trong năm 2021, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các nguồn lực và kịch bản kiểm soát rủi ro để triển khai tốt các nhiệm vụ quan trong trong sản xuất kinh doanh như bảo dưỡng tổng thể nhà máy Đạm Phú Mỹ, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào và tiếp tục cải thiện chất lượng, gia tăng công suất nhà máy NPK. Công ty đã tận dụng tốt những diễn biến thuận lợi của thị trường để tối ưu sản lượng ở cả 2 mảng phân bón và hóa chất trong giai đoạn giá bán tăng cao.

Nhờ đó, năm 2021, DPM có doanh thu xấp xỉ 13 ngàn tỷ đồng và lãi ròng hơn 3.1 tỷ đồng, đều là những con số cao kỷ lục. Riêng trong quý 4 vừa qua, DPM đã đem về 5,086 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 164% (gấp 2.6 lần) cùng kỳ. Lãi gộp ghi nhận 2,372 tỷ đồng, gấp 6 lần quý 4/2020. Khấu trừ các khoản chi phí, công ty báo lãi ròng kỷ lục 1,644 tỷ đồng, gấp 16 lần.

Ngành phân bón ghi nhận những cái tên báo lãi bằng lần năm 2021 gồm: DPM, DCM, SFG, LAS, DDV, PCE và PMB.

Ở khu vực Tây Nam bộ, ông lớn Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) cho biết, nhà máy Đạm Cà Mau đã vận hành với công suất 110% trong năm 2021. Công ty đem về doanh thu thuần 9,870 tỷ đồng, tăng 31% so với 2020, trong đó nguồn thu từ bán urea chiếm xấp xỉ 72%. Lãi ròng năm 2021 tăng gấp 3 lần, lên 1,918 tỷ đồng. Đây là các mức doanh thu lợi nhuận cao nhất mà DCM đạt được trong 10 năm hoạt động.

Ngoài DPM và DCM, ngành phân bón còn ghi nhận những cái tên báo lãi bằng lần khác như SFG, LAS, DDV, PCE hay PMB.

Tăng trưởng nhiều nhất chính là Phân Bón Miền Nam (HOSE: SFG). Doanh thu tăng gấp rưỡi và lãi gộp tăng 65% giúp SFG đạt gần 35 tỷ đồng lãi ròng, gấp 11 lần so với năm 2020.

Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (HNX: LAS) cũng báo lãi ấn tượng gấp 8 lần, đạt 67 tỷ đồng. Sau một năm kinh doanh đi lên của LAS, cổ đông lớn Vinachem dự kiến thoái hơn 21 triệu cp (18.9% vốn) qua hình thức đấu giá, dự kiến tổ chức lần 2 vào 04/03/2022.

Không còn đơn vị thua lỗ

Điểm nổi bật của ngành phân bón trong năm nay là đã không còn doanh nghiệp nào thua lỗ. Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (UPCoM: DHB), đơn vị vốn thua lỗ triền miên kể từ 2015, cũng đã có lãi trong năm qua.

Cụ thể, năm 2021, DHB có doanh thu thuần 4,499 tỷ đồng, tăng 61% so với 2020 và cũng là mức doanh thu cao nhất trong 10 năm qua. Bên cạnh đó, nhờ có khoản thu nhập khác gần 5 tỷ đồng, công ty cũng đã chặn đứng chuỗi 6 năm thua lỗ, đem về 1.2 tỷ đồng lãi ròng trong 2021.

Dù vậy, mức lợi nhuận khiêm tốn chưa thể giúp xoay chuyển tình cảnh của DHB. Công ty vẫn còn lỗ sau thuế chưa phân phối tính đến 31/12/2021 con số khổng lồ: 4,746 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 1,978 tỷ đồng. Nợ phải trả đến 10,000 tỷ đồng, trong đó dư nợ vay chiếm hơn 60%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả