menu
Nắm giữ kỷ lục chứng trường suốt 23 năm, vì sao BMC chỉ còn là "dĩ vãng"?
Nguyễn Hồng Nhung
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nắm giữ kỷ lục chứng trường suốt 23 năm, vì sao BMC chỉ còn là "dĩ vãng"?

Sau cả thập kỷ niêm yết, cổ phiếu BMC của Khoáng sản Bình Định có lẽ chỉ còn là ký ức của thị trường một thời vang bóng dù 16 năm qua công ty chưa một lần báo lỗ.

Lên sàn chứng khoán từ ngày 27/12/2006, sau 17 năm, CTCP Khoáng sản Bình Định - Bimico (Mã BMC - HOSE) đã chứng kiến rất nhiều thay đổi cả về tình hình kinh doanh và diễn biến giá cổ phiếu.

Tại báo cáo thường niên 2022 công bố ngày 7/3/2023, BMC ghi nhận doanh thu đạt 183 tỷ đồng - tăng 33% so với năm 2021 và vượt nhẹ 11,7% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế tăng 22,3% YoY lên mức 21.3 tỷ - vượt 40% chỉ tiêu cả năm.

Đáng nói, đây cũng là mức lãi cao nhất của công ty trong 9 năm gần nhất (kể từ 2014).

Nắm giữ kỷ lục chứng trường suốt 23 năm, vì sao BMC chỉ còn là "dĩ vãng"?

Tính chung sau 17 năm niêm yết, Khoáng sản Bình Định chưa một lần báo lỗ. Việc kinh doanh có lãi cũng tạo điều kiện cho công ty duy trì mức cổ tức bằng tiền đều đặn hàng năm từ 4 - 15%.

Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của Khoáng sản Bình Định ở mức 239 tỷ đồng trong đó tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn đạt 115 tỷ đồng; nợ phải trả của công ty giảm mạnh về còn 21,5 tỷ; vón chủ sở hữu gần 218 tỷ đồng.

Không chỉ gây chú ý khi là doanh nghiệp sở hữu nhà máy chế biến sâu Titan đầu tiên của cả nước, cổ phiếu BMC trên thị trường chứng khoán cũng từng gây chú ý mạnh mẽ khi trở thành mã từng có giá cao nhất thị trường chứng khoán trong lịch sử 23 năm thị trường chứng khoán Việt Nam.

BMC chào sàn với giá tham chiếu 50.000 đồng/cổ phiếu, BMC có chuỗi tăng dài 50 phiên kéo giá lên mức 454.000 đồng/cổ phiếu (ngày 16/3/2007).

Sau chuỗi tăng này, BMC có vài phiên điều chỉnh trước khi bước vào đợt sóng tăng kéo dài 30 phiên lên mức 847.000 đồng (ngày 21/5/2007) - vượt qua loạt tên tuổi tại thời điểm đó, như: SJS (CTCP Đầu tư phát triển và Khu công nghiệp Sông Đà) 728.000 đồng, FPT (CTCP Tập đoàn FPT) 665.000 đồng hay DHG (CTCP Dược Hậu Giang) 553.000 đồng.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của CTCP VNG sau khi đưa cổ phiếu VNZ lên giao dịch trên UPCoM năm 2023 đã đẩy BMC vào "dĩ vãng".

Sau chuỗi 11 phiên tăng trần, ngày 15/2/2023, thị trường chứng khoán Việt xuất hiện kỷ lục mới mang tên VNZ khi mã có giá 1.358.700 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, mã từng có thời điểm tăng trần lên mức 1.562.500 đồng trong phiên sau đó trước khi kết phiên giảm trở lại

Hiện cổ phiếu VNZ chỉ còn mức 888.000 đồng thị giá khi kết phiên 7/3.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
19.65 +0.10 (+0.51%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả