menu
Năm 2024- Áp lực trả nợ trái phiếu doanh nghiệp sẽ chạm đỉnh, BĐS và ngân hàng "vẫn còn khó"
Linh Võ Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Năm 2024- Áp lực trả nợ trái phiếu doanh nghiệp sẽ chạm đỉnh, BĐS và ngân hàng "vẫn còn khó"

Theo dữ liệu của hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn sẽ đạt đỉnh vào 2024 với khối lượng lên tới 329,500 tỷ đồng, cao hơn 22% so với 271,400 tỷ của 2023, và nhiều gấp 2,27 lần so với con số 144,500 tỷ năm 2022.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện tại, lượng trái phiếu đến hạn này chắc chắn sẽ là “nỗi lo lớn” cho các doanh nghiệp trong năm 2024, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản khi chiếm tới hơn 121,000 tỷ đến hạn, con số này còn chưa tính khối lượng trái phiếu xin giãn nợ, chậm trả từ 2022 -2023 để lại.

Năm 2024- Áp lực trả nợ trái phiếu doanh nghiệp sẽ chạm đỉnh, BĐS và ngân hàng "vẫn còn khó"

Năm 2023, chúng ta đã thấy rõ các doanh nghiệp bất động sản đã khó khăn như thế nào khi đối mặt với khối lượng đến hạn, tính đến ngày 3/10/2023, có khoảng 69 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp với tổng dư nợ là khoảng 176,100 tỷ đồng, trong số này thì doanh nghiệp bất động sản chiếm tới 73%. Trong năm 2024, theo dự báo của các chuyên gia thì áp lực trả nợ trái phiếu đến hạn của các doanh nghiệp sẽ tạm thời dễ thở hơn một chút vào quý I/2024, nhưng áp lực lại ngay lập tức gia tăng vào quý II/2024, liên tục gia tăng và đạt đỉnh quý vào Quý IV/2024 với 114,000 tỷ nợ đến hạn phải trả. Áp lực khủng khiếp này sẽ đẩy một số lượng “kha khá” các doanh nghiệp bất động sản vào cảnh phải xin giãn, hoãn nợ, thậm chí tạm dừng hoạt đông kinh doanh, làm thủ tục phá sản. Lưu ý rằng, chỉ sau 10 tháng đầu năm 2023, đã có tới 1,067 doanh nghiệp bất động sản đã giải thể.

Khó khăn sẽ chồng chất khi “ cứu cánh” quen thuộc của các doanh nghiệp bất động sản là nguồn tín dụng từ các ngân hàng hiện cũng đang gặp khó, các ngân hàng đang ở trong giai đoạn biên lợi nhuận thuần chạm đáy ( NIM). Ngoài ra, việc hạn chế đối tượng cho vay, các quy định phát vay mới của ngân hàng nhà nước cũng đang làm cho các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong giải ngân tín dụng, các chủ đầu tư cũng chưa thể tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp. Trước tình hình này, hội môi giới bất động sản Việt Nam thậm chí còn có khuyến nghị doanh nghiệp phải nghiêm túc cân nhắc bán bớt tài sản, thậm chí chấp nhận hòa vốn hoặc lỗ để có dòng tiền trả nợ và hoàn thiện các dự án có thể thanh khoản ngay khi đưa ra thị trường nhằm cải thiện bức tranh kinh doanh, tuy nhiên bài toán khác là liệu khi chấp nhận hòa vốn, thậm chí lỗ thì doanh nghiệp có " ra được hàng" hay không khi nhu cầu mua vào chưa có dấu hiệu khởi sắc đáng kể trong thời gian qua

Hơn thế nữa, doanh nghiệp bất động sản nếu muốn phát hành trái phiếu riêng lẻ trong năm 2024 sẽ khó thực hiện được quy định về điều kiện xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, điều này sẽ làm các doanh nghiệp khó bổ sung được nguồn vốn kịp thời để tái cấu trúc hay bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh. Hiện chỉ có 4 doanh nghiệp tư vấn đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là Công ty CP Xếp hạng tín nhiệm FiinRatings (FiinRatings), Công ty CP Sài Gòn Phát Thịnh Ratings (SaigonRatings), Công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Credit), Công ty CP Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV).

Trước tình hình này, hiệp hội bất động sản TP.HCM - HOREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước bỏ điểm a khoản 8 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN theo hướng không cấm các tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích đảo nợ. Theo quy định hiện hành của Thông tư 16, các ngân hàng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành, tuy nhiên câu chuyện mới dừng lại ở kiến nghị, phía chính phủ và quốc hội Việt Nam cũng chưa có động thái sửa đổi nào liên quan đến thông tư này.

Năm 2024- Áp lực trả nợ trái phiếu doanh nghiệp sẽ chạm đỉnh, BĐS và ngân hàng "vẫn còn khó"

Từ những vấn đề nổi cộm và đang hiện hữu đối với lĩnh vực này, các nhà đầu tư có thể thấy khó khăn vẫn còn rất nhiều với bất động sản trong năm 2024, thậm chí đối tác quen thuộc của họ là các ngân hàng cũng vậy. Nếu các nhà đầu tư thực sự quan tâm tới các cổ phiếu bất động sản, ngân hàng trong thời gian tới thì cần tinh toán và suy xét thật kỹ lưỡng, bức tranh riêng của một vài doanh nghiệp có thể tốt, nhưng bức tranh chung của toàn ngành vẫn còn nhiều nỗi lo trước mắt. Với định hướng kinh tế vĩ mô từ chính phủ, các nhóm ngành sẽ hưởng lợi và được quan tâm sâu sắc hơn trong năm 2024-2025 ( giai đoạn sau của chu kỳ phục hồi kinh tế trung hạn 2021-2025) sẽ là đầu tư công, xuất nhập khẩu hoặc các dự án có sự tham gia của dòng vốn FDI chứ không phải là bất động sản hay ngân hàng, mặc dù hai nhóm ngành này vẫn luôn được coi là “hàng hot” từ trước đến nay.

Cảm ơn các bạn đọc tin.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Linh Võ Vip

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả