Mục tiêu tăng trưởng Quốc hội - Bức tranh kinh tế 2025
Hôm nay Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP 6.5 - 6.7% cho năm 2025, phấn đấu 7 - 7.5%, một mục tiêu khá thách thức trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới được dự báo còn đan xen giữa nhiều thuận lợi và cả khó khăn.
Mục tiêu này cũng được khá nhiều định các định chế tài chính trong và ngoài nước đánh giá là khả thi trong một cảnh nền tăng trưởng kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn.
Mình sẽ chia sẽ một vài góc nhìn về mục tiêu tăng trưởng trên và bức tranh kinh tế 2025
2023-2024 điều gì đã làm cho nền Kinh Tế Việt Nam phục hồi:
Thứ nhất kinh tế Việt Nam phục hồi một phần thúc đẩy rất lớn đó là chính sách tiền tệ được nới lỏng rất mạnh khi lãi suất điều hành được giảm một cách rất nhanh. Chứng minh có thể thấy được lãi suất huy động tiền gửi giảm đến mức thấp kỉ lục, thấp hơn so với giai đoạn Covid xảy ra.
Thứ hai kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh gần 7% là vì một nền kinh doanh thấp 2023. Bản chất khi ta nhìn vào số GDP tăng trưởng 7% là chúng ta sẽ cảm nhận được kinh tế mình đang phục hồi nhưng bản chất sự phục hồi đó lại đến từ một nền kinh doanh rất thấp trong năm 2023 và được hậu thuẫn bởi một môi trường lãi suất rẻ kích thích tiền để lưu thông trong nền kinh tế.
Tuy nhiên đến cuối năm 2024 tất cả mọi thứ sẽ được bộc lộ vì tốc độ tăng trưởng bắt đầu chững lại. Lý do tại sao tốc độ tăng trưởng bắt đầu chững lại, không phải vì hoạt động kinh doanh tệ đi mà vì do nền kinh doanh của doanh nghiệp của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán và bên ngoài kia bắt đầu nâng nền lên.
Mình sẽ đưa ra 2 case về những doanh nghiệp hàng đầu trong 2 ngành nghề trọng điểm của nền kinh tế để đưa ra dẫn chứng cho luận điểm trên:
Đầu tiên là Techcombank của ngành Ngân Hàng
Thứ 2 là Hòa Phát với Ngành Thép
Nhìn vào lợi nhuận sau thuế của hai doanh nghiệp trên ta có thể rõ được lý do tăng trưởng mạnh của Hòa Phát và Techcombank phần nhiều là vì một nền kinh doanh thấp.
Và áp lực tăng trưởng nó sẽ bắt đầu đến khi nền kinh doanh bắt đầu nâng dần lên. Doanh nghiệp nếu không giải quyết được bài toán tăng trưởng trên thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ bắt đầu tái tạo lại vòng đời tích lũy để chờ một chu kỳ tăng giá mới khi lợi nhuận bắt đầu nâng dần lên mặt bằng mới.
Đấy là lý do vì sao chúng ta thấy thị trường có một điểm cản “1300” mà vì sao khi chỉ số tiến đến vùng đó thì thị trường lại bị bán. Thực ra khi ta nhìn vào biểu đồ kĩ thuật có thể coi vùng đó là kháng cự, nhưng khi mình nhìn vào bức tranh của điểm trủng lợi nhuận thì mình coi đây là giai đoạn chậm lại của các ngành và nghề đã thể hiện rõ nét trong 6-9 tháng trở lại đây.
Giải quyết bài toán tăng trưởng trên:
Theo mình Chính Sách Tiền Tệ của ta khó có thể nới lỏng hơn trong giai đoạn 2025 vì nhiều biến số và đặc biệt nhất là tỷ giá. Với lẽ Chính Sách Tài Khóa theo mình là kim chỉ nam để giúp giải quyết bài toán tăng trưởng của ta.
Năm 2025 là một năm đặc biệt khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của cả nước, hay cũng là năm cuối của nhiệm kỳ, đây được coi là năm mà những quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị cả nước sẽ được đẩy lên cao.
Hàng loạt các luật nghị định quan trọng được thảo luận trong các phiên họp Quốc Hội Khóa XV như: luật đầu tư, luật đầu tư công, luật chứng khoán, luật ngân sách nhà nước, luật đầu tư vốn nhà nước. Tất cả không gì khác ngoài tháo gỡ những khúc mắc nhằm cho dòng vốn chảy vào nền kinh tế một cách bền vững.
Bối cảnh ngắn hạn theo mình ít nhất đến hết quý 2/2025 sẽ vẫn còn nhiều ảm đạm. Tuy nhiên đây là giai đoạn theo mình có thể nói là giai đoạn vàng để tích lũy cổ phiếu với mức định giá hợp lý. Muốn ăn một con sóng dài của doanh nghiệp thì chúng ta cần bỏ qua những biến động nhỏ trong thời gian ngắn hạn. Chi phí cơ hội chúng ta mất lớn nhất có lẽ là sự kiên nhẫn.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường