Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy
Trong quá khứ, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng mở ra những có hội đầu tư tuyệt vời, tất nhiên tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ là một tài sản lớn. Hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc (dẫn đầu là BĐS) dần đi đến hồi kết, quản lý những khoản tiết kiệm này là một thách thức.
Năm 2023, theo IMF, Trung Quốc tạo ra 28% tổng tiết kiệm toàn cầu (Mỹ + EU là 33%). Nếu Trung Quốc là một thị trường mở, thì thị trường vốn của nước này sẽ lớn nhất thế giới. Và cách thức quản lý những khoản tiết kiệm này có thể tác động lên lãi suất và cán cân thanh toán toàn thế giới.
Tuy nhiên, tiết kiệm của Trung Quốc phần lớn đến từ vấn đề phân phối thu nhập. Đó có thể là lý do tại sao lại khó giảm tiền kiệm và tỷ lệ tiết kiệm vẫn duy trì ở mức trên 40% tổng sản phẩm quốc nội.
Một nền kinh tế sẽ dẫn đến tình trạng “đình trệ dài hạn” nếu khoản tiết kiệm lớn hơn mức đầu tư và tài khoản vãng lai, bởi vì lúc này thì cầu có thể khớp với cung tiềm năng. Để giải quyết điều này, từ trước khủng hoảng 2008, TQ đã duy trì thặng dư tài khoản vãng lai khủng lồ. Sau đó thì thúc đây BĐS bằng các khoản nợ. Hiện tại bong bóng BĐS đã vỡ, mọi thứ đã được đưa ra ánh sáng.
Vậy liệu Trung Quốc có một lần nữa khởi động lại (nói đúng hơn là đẩy mạnh) chiến lược Bẫy Nợ???
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận