MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA TỪNG LỚP TÀI SẢN TÀI CHÍNH TRONG NĂM 2023 (QUAN TRỌNG)
Sau hai năm bơm tiền mạnh mẽ để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch. Đến năm 2022 hầu như các nước trên thế giới mà khởi đầu là FED - Cục dự trữ liên bang Mỹ đã bắt đầu thực hiện rút tiền về. Tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ được xem là tiêu điểm chính trong xuyên suốt năm 2022 vừa rồi. Tác động mạnh mẽ nhất của chu kỳ hút tiền này là các lớp tài sản tài chính trong đó thị trường chứng khoán và thị trường tiền điện tử là hai nạn nhân chính của quá trình này. Do đó việc phân bổ lại tỷ trọng từng lớp tài sản là đặc biệt quan trọng và cần thiết khi mức độ rủi ro và tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của từng kênh đầu tư đã bắt đầu thay đổi đáng kể. Bài viết sẽ sắp xếp mức độ rủi ro từ cao đến thấp (Không tính đến forex, tiền điện tử trong phân bổ lớp tài sản tài chính).
1. Thứ nhất, kênh đầu tư rủi ro nhất như nhiều người vẫn đang biết đó là Đầu tư cổ phiếu đặc biệt là các cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Được hiểu khi niêm yết trên sàn chứng khoán thì chắc chắn các cổ phiếu này sẽ phần nhiều phụ thuộc vào tình hình thị trường chung, cung cầu trên thị trường. Giá giảm khi nhiều người bán là tất yếu. Nên vì vậy đối với một người phân bổ tỷ trọng thì kênh đầu tư cổ phiếu này nên bắt buộc hạ tỷ trọng trong tổng tài sản. Theo kinh nghiệm của Chương thì mức độ chấp nhận rủi ro cao nhất thì kênh này chỉ chiếm cao nhất là 50% trong tổng tài sản. Vì đặc tính là rất rủi ro trong ngắn hạn nên khi xây dựng tài chính cá nhân chúng ta cần phải tính đến kịch bản xấu nếu như kinh tế khó khăn, khủng hoảng kéo dài thì chắc chắn sẽ cần đến việc nắm giữ cần thời gian nhiều hơn. Và một phần để giảm thiểu rủi ro chúng ta cần xác định đầu tư dài hạn đối với nhóm cổ phiếu để giữ được sức bền với thị trường. Dĩ nhiên nếu có lướt sóng thì cũng không nên quá nhiều, tuỷ vào mức độ chịu rủi ro và thời gian với thị trường mà Anh Chị tiến hành phân bổ. Nhưng nên giới hạn ở mức dưới 10%.
2. Thứ hai, kênh đầu tư trái phiếu. Ẩn số trái phiếu trong năm 2023 sẽ là rất lớn vì hiện tại Dự thảo nghị định 65 sửa đổi vẫn còn đang trong qúa trình thảo luận, cho ý kiến nên tạm thời chưa có nhiều giải pháp cho kênh đầu tư trái phiếu này. Đặc biệt là nhóm trái phiếu liên quan đến bất động sản, đang thiếu nguồn thanh toán khi thời gian đáo hạn gần kề. Thị trường quá phát triển trong năm 2020, 2021 là hệ luỵ lớn cho các chủ thể phát hành trái phiếu thời gian ngắn. Thiếu minh bạch trong phát hành trái phiếu riêng lẻ, thiếu tính thẩm định chính xác của các tổ chức tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng "Ngàn cân treo sợ bún” như hiện nay. Vậy so với cổ phiếu, kênh đầu tư trái phiếu này vẫn tiềm ẩn rủi ro cao. Nhưng trong nguy có cơ là điều mà chúng ta cần biết với trái phiếu và cả cổ phiếu. Không phải trái phiếu nào cũng xấu, không phải cổ phiếu nào cũng tệ. Biết lựa chọn hàng tốt để mua vẫn là điều nên làm. Trở lại với trái phiếu vậy nên phân bổ như thế nào. Phân bổ như hình minh hoạ bên dưới khi chọn cổ phiếu có yield cao (giá trái phiếu bị bán trước khi đáo hạn với giá thấp). Dĩ nhiên việc này không hề dễ đòi hỏi Nhà đầu tư cần phải biết chọn, lựa, phân tích.
3. Thứ ba, bất động sản. Cụm từ hàng ngộp bán gấp hay bắt cắt lỗ gồng lãi ngân hàng hết nổi chắc hẳn rất quen thuộc trong 6 tháng cuối năm 2022. Khi bank siết tín dụng, lãi tăng cao đột ngột khiến dân tình trước đó đi vay để lướt đất nằm im. Tuy nhiên, xét về yếu tố đầu tư Bất động sản vẫn là tài chính rủi ro thấp khi mua và giữ. Vì với một tài sản hữu hạn như BĐS thì giá tăng là điều chắc chắn trong tương lai. Việc cắt lỗ, giảm giá mạnh được xem là tốt đối với Nhà đầu tư đang có sẵn tiền mặt. Trước đó cao quá không mua được thì giờ đây khi giảm điều chỉnh thì quá tốt để mua. Tuy nhiên, bài viết không đề cập ở việc tiền đâu mà mua. Vì đây là phụ thuộc vào tình hình tài chính của mỗi Nhà đầu tư.
4. Thứ tư, kênh tiết kiệm. Tiết kiệm sau thời gian lãi suất nằm ở mức thấp thì sau đợt tăng lãi suất lần này. Nhiều Ngân hàng đã bắt đầu kéo lãi suất huy động lên mức khá cao và gần như trở về thời điểm trước dịch. Và tiết kiệm vẫn là ưu tiên hàng đầu trong việc phân bổ các lớp tài sản phòng vệ. Vì đặc tính ở Việt Nam thì rủi ro phá sản của Ngân hàng gần như bằng 0. Nên lãi suất 12 tháng với một bank tư nhân rơi vào khoảng 8% được xem là khá cao. Nên vì vậy đối với một người thích an toàn, thì hoàn toàn tiết kiệm vẫn chiếm cao trong tỷ trọng các lớp tài sản từ 30% - 70% tuỳ thuộc vào mức độ chịu rủi ro của Nhà đầu tư. Vậy tóm lại, bài viết trên đề cập đến 4 kênh đầu tư phổ biến là cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và tiết kiệm. Vì tính chất mỗi kênh đầu tư đều có những rủi ro riêng, nên việc tiến hành phân bổ lại tỷ trọng mỗi kênh đầu tư là điều cần thiết và cần làm đầu tiên nếu như muốn đầu tư bền vững. Với mình có 3 tỷ, mình sẽ gửi 1tỷ2 vào bank (40% dành cho tiết kiệm), 600 tr dành cho trái phiếu (20% trái phiếu), 1tỷ2 còn lại mình sẽ mua cổ phiếu (40% dành cho cổ phiếu dài hạn, mua theo hình thức trích ra từng lần, mỗi tháng mình sẽ mua tầm 50tr cho 2 năm tiếp theo).
Chia sẻ thông tin hữu ích