Mua gì hôm nay? TNH - Động lực tăng mạnh mẽ từ mở rộng quy mô, đột phá chiến lược
Từng bị ngó lơ trong khoảng thời gian dài, cổ phiếu ngành dược bất ngờ “nóng lên” khi đại dịch ập tới. Covid-19 lan rộng toàn cầu giáng đòn mạnh vào nhận thức của mỗi người về vấn đề sức khỏe. Đây chính là bàn đạp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp ngành dược phẩm và y tế giai đoạn tới.
Hiện, nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khoẻ ngày càng lớn, bệnh viện tư nhân đang cạnh tranh trực tiếp về dịch vụ với bệnh viện công, từ đó, mở ra cơ hội phát triển cho nhóm tư nhân.
Theo đó, CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên - (TNH), cổ phiếu bệnh viện đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE nhận được sự quan tâm lớn từ các quỹ ngoại. Trong năm 2022, quỹ Thuỵ Sĩ KWE Beteiligungen AG liên tục mua vào lượng lớn cổ phiếu TNH, nâng sở hữu lên hơn 10% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên.
TTND, Bác sỹ Cao cấp Lê Xuân Tân, Tổng Giám đốc TNH, cho biết: Việc đưa cổ phiếu lên niêm yết giúp TNH thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, hiện cổ đông ngoại nắm 44% vốn của Công ty.
TNH lên sàn từ 6/1/2021 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 25.000 đồng/cp. Tích cực đẩy mạnh các dự án bệnh viện, TNH thu về kết quả khả quan với mức tăng trưởng lợi nhuận đạt 30,2% (2021). Chiến lược kinh doanh của TNH đã cho thấy triển vọng với nhà đầu tư, giúp cổ phiếu TNH liên tục tăng giá lên mức 66.000 đồng/cp, tương ứng tăng 120% chỉ sau 1 năm niêm yết.
Tuy nhiên, nhịp điều chỉnh mạnh của thị trường chung thời gian qua đã đưa TNH về vùng giá hấp dẫn. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, ngành y, dược năm 2023 được đánh giá sẽ tiếp tục tăng trưởng và hưởng lợi từ những chính sách của Nhà nước. Theo đó, mới đây, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đã đưa ra khuyến nghị Mua cổ phiếu TNH với mức giá mục tiêu 42.000 đồng/cp, tương ứng tỷ suất sinh lời dự kiến đạt 20%.Luận điểm đầu tư của KBSV được đưa ra bao gồm:
Ngành y tế - “mảnh đất màu mỡ” với nhiều dư địa phát triển
Bộ Y Tế ước tính tỷ lệ giường bệnh/bệnh nhân tại Việt Nam ở mức thấp (số giường bệnh/10.000 người đạt 29,5 giường bệnh vào năm 2022). Trong khi, nhu cầu khám chữa bệnh tăng vọt hậu đại dịch mang tới cơ hội lớn cho các bệnh viện tư nhân.
TNH sở hữu các bệnh viện (Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên và Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên) đặt ở vị trí thuận lợi với cơ sở hạ tầng quy mô, hiện đại và đồng bộ vào loại bậc nhất của tỉnh Thái Nguyên. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm vì người bệnh, liên tục cập nhật những phương pháp điều trị hiện đại. Sự tổng hợp các yếu tố đó đã đưa thương hiệu của TNH vươn xa hơn nhưng cũng đến gần hơn với khách hàng. Đến nay TNH đã dần khẳng định được vị thế riêng trong ngành y tế tư nhân.
TNH sở hữu bệnh viện hiện đại với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệmCác dự án mới đi vào hoạt động là động lực tăng trưởng chính của TNH
Hoạt động hiệu quả, song hiện nay 2 bệnh viện của TNH hiện đã vượt công suất. Vì vậy công ty có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh sang các tỉnh lân cận ở khu vực để phục vụ hầu hết người dân các tỉnh vùng trung du Đông Bắc Bộ và xây dựng thêm các bệnh viện chuyên khoa, thay vì chỉ có bệnh viện đa khoa (BVĐK) như trước đây.
KBSV đánh giá khi các dự án đi vào hoạt động sẽ trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho TNH. Tính đến hiện tại, TNH đang thực hiện 5 dự án xây dựng các bệnh viện với kế hoạch triển khai trong giai đoạn 2021-2025.
Hồi tháng 02/2023, Công ty đã khởi công xây dựng dự án Bệnh viện TNH Việt Yên tại Bắc Giang, quy mô 300 giường bệnh.
Đồng thời, TNH chuẩn bị khởi công xây dựng một bệnh viện tương đương tại Lạng Sơn. Hiện nhiều địa phương như Đà Nẵng, Phú Quốc mời TNH về đầu tư xây dựng bệnh viện để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ngoài các dự án trên, BLĐ cho biết công ty cũng có kế hoạch xây dựng mô hình bệnh viện tư nhân tại các tỉnh, thành phố lớn, phiên bản nâng cấp so với các bệnh viện hiện tại. Chất lượng cao cấp và hướng đến khách hàng mục tiêu là tầng lớp trung lưu, phù hợp với đặc tính dân cư tại các thành phố lớn và để bù đắp suất đầu tư ban đầu lớn hơn.
Đáng lưu ý, TNH có lợi thế cạnh tranh trong linh hoạt giá dịch vụ nhờ tỷ suất đầu tư ban đầu thấp (trung bình khoảng 1,8-1,9 tỷ/giường bệnh). Điều này giúp thời gian hoàn vốn dự án nhanh hơn. Trung bình các dự án của TNH có thời gian hoàn vốn từ 5-6 năm với dự án quy mô 300 giường, 3-4 năm với dự án quy mô nhỏ hơn.
Minh chứng cho tiềm năng tăng trưởng của TNH nhờ mở rộng quy mô, chuyên gia KBSV cho biết giai đoạn 2015-2019, các cơ sở cũ của TNH hoạt động hết công suất nên doanh thu đi ngang. Tuy nhiên, kể từ khi xây dựng thêm cơ sở mới cũng như mở rộng quy mô của cơ sở trước đó, kết quả kinh doanh của TNH chứng kiến sự cải thiện đáng kể ghi có mức tăng trưởng 15-20% trong 3 năm gần đây.
Cơ cấu doanh thu chủ yếu đến từ dịch vụ khám chữa bệnh (khoảng 98-99%) do đây là dịch vụ kinh doanh chính của công ty. Doanh thu từ dịch vụ khám sức khoẻ mới chiếm một tỷ trọng nhỏ song ghi nhận sự tăng trưởng tương đối ấn tượng trong 2 năm gần nhất, cho thấy dư địa phát triển trong mảng dịch vụ này.
Năm 2022, TNH ghi nhận doanh thu thuần đạt 436.2 tỷ đồng (+12.3% YoY), vượt 107% so với kế hoạch, song, lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ 1% xuống còn hơn 140 tỷ đồng. Tuy nhiên, KBSV nhận định biên lợi nhuận của TNH ở mức cao so với các bệnh viện tư nhân cùng tuyến khác.
Đáng chú ý, lãi sụt đến từ việc Công ty tiếp tục có những điều chỉnh tăng lương cho CBNV gắn bó và có những đóng góp nhất định dẫn đến giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng. Điều này cho thấy TNH đang tích lũy hàng hóa, sẵn sàng chuẩn bị hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô.
Dự phóng cho năm 2023, KBSV kỳ vọng doanh thu của TNH sẽ đạt 493 tỷ đồng (+6,5% YoY), LNST đạt 151 tỷ đồng (+7,2% YoY) dựa trên kỳ vọng công ty sẽ có thêm 1 đợt điều chỉnh giá dịch vụ KCB thêm 5- 7% so với cùng kỳ. Các bệnh viện hiện tại sẽ tiếp tục hoạt động hết công suất trong khi chờ các bệnh viện mới đi vào hoạt động.
TNH ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 1/2023
Mới đây, TNH công bố báo cáo tài chính quý 1/2023 với kết quả kinh doanh ấn tượng. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, TNH mang về 106 tỷ đồng doanh thu và hơn 24,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 19% và 52% so với cùng kỳ. Theo TNH, sự tích cực này đến từ việc bệnh viện triển khai thêm một số dịch vụ kỹ thuật mới và dịch vụ trọn gọn cho khách hàng. Cùng với đó, bệnh viện đã đi vào hoạt động ổn định nên không có sự biến động về chi phí, số lượng bệnh nhân đến khám cũng đông hơn so với lúc đại dịch bùng phát.
Quý 2, năm 2024, Bệnh viện TNH Việt Yên (Bắc Giang) dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động, thúc đẩy tăng trưởng cho TNH. Bệnh viện mới sẽ hoạt động 30-40% công suất trong năm đầu vận hành và sẽ dần nâng công suất trong các năm tiếp theo. Theo đó, mức DTT và LNST của TNH cho năm 2024 lần lượt 671 tỷ đồng (+36% YoY) và 195 tỷ đồng (+29% YoY).
Từ 2024-2027, KBSV ước tính KQKD của TNH vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 20-40% do công ty có các dự án gối đầu và sẽ lần lượt đi vào hoạt động qua từng năm.
Về sức khoẻ doanh nghiệp, TNH duy trì tình hình tài chính ổn định khi duy trì tỷ lệ nợ vay tương đối thấp. Đối với các dự án xây dựng bệnh viện, TNH thường ưu tiên sử dụng vốn chủ, và vay nợ một phần. Tỷ lệ nợ vay/ tổng tài sản thường ở mức 0,3-0,4 trong giai đoạn công ty làm dự án. Điều này sẽ giúp cho TNH giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính, nhất là trong bối cảnh hiện tại mặt bằng lãi suất đang ở mức cao. Chúng tôi nhận thấy các khoản vay của TNH đang chịu mức lãi vay trung bình 7-8%, do vậy trong năm 2022 công ty cũng đã chủ động tất toán các khoản vay dài hạn.
Nhân lực: Khác biệt tạo nên thành công
Sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao là lợi thế trọng yếu của bệnh viện. HĐQT TNH xác định đã thành lập bệnh viện thì phải tính dài hơi. CEO Ông Lê Xuân Tân cho biết TNH có chiến lược phát triển riêng, đặc biệt là về nguồn nhân lực.
Bộ Y Tế cho biết năm 2022 Việt Nam có 10 bác sĩ/10000 dân, trong khi đó tỷ lệ này ở Úc là 36, Pháp là 34, Trung Quốc là 22. Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong ngành y tế, TNH luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đội ngũ y bác sĩ, nhờ đó, 2 cơ sở bệnh viện không bị xảy ra tình trạng thiếu hụt nhân sự.
Nhiều bệnh viện tư nhân chủ yếu sử dụng đội ngũ bác sĩ làm việc bán thời gian, họ không phải là người của bệnh viện nên thiếu gắn bó. Ít bệnh viện dám nhận người về đào tạo như TNH.
TNH đào tạo các bác sĩ nội trú trong 3 năm, mỗi tháng được nhận 9 triệu đồng, học phí được Công ty đài thọ. Bác sĩ mới ra trường được cử đến các bệnh viện lớn để đào tạo, thậm chí ra nước ngoài.
Ngoài ra, khi đưa cổ phiếu lên niêm yết, Công ty có chính sách phát hành cổ phiếu cho người lao động để họ gắn bó, có trách nhiệm với Công ty, với bệnh viện.
Theo lãnh đạo TNH, bệnh viện tư nhân phải chịu áp lực cân bằng giữa lợi nhuận và y đức. Tuy nhiên, y đức luôn được đặt lên hàng đầu, TNH miễn phí trên 10 tỷ đồng tiền khám chữa bệnh/năm cho bệnh nhân không có khả năng chi trả.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận