Một số nhận định về tỷ giá và động thái can thiệp của NHNN
Việc hút ròng 15.000 tỷ thông qua thị trường mở trong ngày 11/03/2024 đã đánh dấu động thái đầu tiên của NHNN sau giai đoạn căng thẳng của tỷ giá. Xét về mặt chính sách, NHNN có thể can thiệp thông qua (1) nới rộng biên độ tỷ giá (giống với giai đoạn 10/2022) hoặc (2) can thiệp mua/bán ròng trên thị trường mở hoặc (3) mua bán giao ngay/kỳ hạn trên thị trường ngoại hối.
Tuy nhiên, với số dư hệ thống ngân hàng trên tài khoản citad tại ngày 8/3/2024 khoảng 421 nghìn tỷ (nguồn Agribank) thì NHNN có dư địa hút về 100 nghìn tỷ thông qua kênh tín phiếu (Trong lịch sử số dư duy trì trong khoảng 300 – 350 nghìn tỷ, mức đáy khoảng 250 nghìn tỷ)
Về tỷ giá, giai đoạn này tỷ giá VN chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau:
Thế giới – chưa xuất hiện sự thay đổi trọng yếu nào trong kỳ vọng - thời điểm can thiệp của NHNN phù hợp với các thông tin quan trọng tại 2 khu vực/thị trường lớn
FED: Con số tỷ lệ thất nghiệp được công bố tại ngày 8/3 ở mức 3,9% (lên mức cao sau 4 tháng trở lại đây). Theo các nhà hoạch định chính sách thì con số này không tác động quá nhiều lên lộ trình cắt giảm lãi suất của FED. Tại thời điểm hiện tại Mỹ vẫn đang chờ đợi con số công bố CPI để đưa ra quyết định cho buổi họp tiếp theo vào ngày 19,20/3. Tuy nhiên tín hiệu đưa ra từ FED là chưa có đợt cắt giảm lãi suất nào trong cuộc họp gần nhất, kỳ vọng sẽ cắt giảm từ tháng 6/2024.
ECB: 7/3/2024, ECB tiếp tục cứng rắn giữ lãi suất ở mức 4%. Lạm phát đã có dấu hiệu giảm trong 1/2024 tại khu vực này, tuy nhiên áp lực từ tiền lương tăng mạnh và những lo ngại về tăng giá năng lượng khiến cho ECB vẫn duy trì mức lãi suất cao. Điểm cộng là kỳ vọng về việc hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát tại cuối năm 2025. Những dự đoán về lần cắt giảm sớm nhất của ECB vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào dữ liệu quý công bố vào tháng 5/2024
Kết luận:
- Nguồn: CTCP chứng khoán FPT nhận định.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường