menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Adsplus.vn

Mô hình 5C trong Marketing là gì? Giải mã tất cả về mô hình 5C

Đối với Marketers, mô hình 5C trong Marketing là chìa khóa để tạo ra những chiến dịch thành công. Thông qua phân tích mô hình, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn cụ thể về thị trường ngành. Bài viết dưới đây còn cung cấp quy trình triển khai mô hình 5C một cách tối ưu hiệu quả.

Mô hình 5C trong Marketing là gì?

Mô hình 5C trong Marketing là công cụ phân tích thị trường và doanh nghiệp được ưa chuộng. Mục đích hướng đến giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược phù hợp với hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả phân tích có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, việc đánh giá lại mô hình định kỳ là điều cần thiết, tần suất mỗi năm tối thiểu 1 lần hoặc trước khi triển khi chiến dịch mới.

Dưới đây là hai lý do tiêu biểu bạn cần phân tích mô hình 5C định kỳ:

  • Theo kịp biến đổi thị trường: Thị trường luôn biến động và thay đổi bởi nhiều yếu tố chính trị – kinh tế – xã hội. Việc đánh giá lại giúp doanh nghiệp cập nhật xu hướng mới, tìm ra cơ hội phát triển bất ngờ.
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động: Phân tích 5C còn giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động đã và đang triển khai. Từ đó, doanh nghiệp có thể kịp thời điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với thực tế.
Mô hình 5C trong Marketing là gì? Giải mã tất cả về mô hình 5C

Thành phần cấu thành mô hình 5C trong Marketing

Một số bạn hoang mang vì các tư liệu về mô hình 5C có yếu tố cấu thành khác nhau. Nguyên nhân vì mô hình 5C là mô hình đánh giá phân tích được áp dụng cho mọi ngành nghề. Vì vậy, đối với mỗi chuyên ngành, người dùng có thể linh động biến đổi các chữ cái để phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, cốt lõi vẫn là 5 bên liên quan chính. Xét từ nội bộ trong doanh nghiệp ra đến thị trường vĩ mô bên ngoài, gồm các nhóm dưới đây.

Company – Doanh nghiệp

Trước khi phân tích thị trường, Marketer cần hiểu rõ doanh nghiệp và sản phẩm của chính mình. Gợi ý những yếu tố cần thông tin và phân tích trong nội bộ doanh nghiệp như sau:

  • Sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp: Hãy nêu đầy đủ dòng sản phẩm và chi tiết nhất có thể. Đặc biệt, cần chỉ ra được USP sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Định vị thương hiệu của doanh nghiệp: Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, âm hiệu, sắc hiệu của logo, slogan…
  • Nguồn lực nội bộ: Bao gồm nhân lực và tài lực
  • Mục tiêu doanh nghiệp hướng tới
  • Điểm mạnh và điểm yếu: Có thể đến từ vị thế của doanh nghiệp trong ngành hàng, điểm mà doanh nghiệp làm tốt hoặc chưa tốt…

Customers – Khách hàng

Khách hàng là đối tượng quan trọng và là mục tiêu chính của hầu hết chiến dịch. Để hiểu rõ nhóm đối tượng này, tìm ra insight của họ, bạn có thể dựa trên các yếu tố sau:

  • Nhân khẩu học, địa lý học
  • Hành vi của họ: Thay vì liệt kê các hành vi một cách đơn giản, bạn cần đào sâu gốc rễ của các hành vi đó. Một tips cho bạn là hãy tận dụng các câu hỏi “vì sao” để khai thác hiệu quả hơn.
  • Tâm lý, nhận thức của khách hàng
  • Đối tượng tiềm năng: Ngoài khách hàng mục tiêu, bạn cũng cần khai thác thêm nhóm khách hàng tiềm năng để mở rộng thị phần. Họ có thể là những người thân cận của khách hàng mục tiêu hoặc bất cứ ai có thể sử dụng ngành hàng của bạn.
Mô hình 5C trong Marketing là gì? Giải mã tất cả về mô hình 5C

Competitors – Đối thủ

Đối thủ cạnh tranh bao gồm cả đối thủ trực tiếp và đối thủ tiềm ẩn. Doanh nghiệp có thể khai thác tình hình đối thủ qua những yếu tố sau:

  • Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ so với doanh nghiệp
  • Những “điểm chạm” với nhau: Xét về các sản phẩm, dịch vụ có cùng phân khúc và đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, còn có những chiến dịch triển khai cùng một thời gian hoặc một dịp lễ hội.
Mô hình 5C trong Marketing là gì? Giải mã tất cả về mô hình 5C

Collaborators – Đối tác

Đối tác ở đây được hiểu là toàn bộ những bên có làm việc cùng doanh nghiệp. Một số đối tượng chủ yếu trong nhóm này là đối tác, nhà cung cấp, nhà đầu tư, agency hoặc các freelancer cộng tác cùng tổ chức. Hãy phân tích đối tác tương tự như phân tích doanh nghiệp. Khi hai bên có nhiều điểm tương đồng, các bạn có thể bổ trợ nhau và phù hợp để tiếp tục hợp tác sau này.

Climate – Bối cảnh thị trường

Cuối cùng là phân tích, đánh giá thị trường vĩ mô. Đây được xem là yếu tố khó kiểm soát toàn diện nhất vì đối tượng quá lớn. Chỉ cần một sự kiện diễn ra cũng có thể kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hướng đến doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần theo sát tình hình chính trị – kinh tế – xã hội để nhìn được bối cảnh chung toàn ngành. Một mô hình hữu ích và thường được áp dụng để phâ tích thị trường là mô hình PESTLE.

Ý nghĩa mô hình 5C trong Marketing đối với doanh nghiệp

Mô hình 5C là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp trong mọi chiến lược. Vậy ý nghĩa của mô hình này là gì, và tại sao nó lại được ứng dụng nhiều đến vậy. Cùng điểm qua bốn lợi ích mà mô hình 5C đem lại nhé:

  • Giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh: Mô hình 5C giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng mục tiêu. Từ đó, tổ chức tạo ra và cải thiện sản phẩm phù hợp với nhu cầu người dùng.
  • Phát triển chiến lược Marketing hiệu quả và tiết kiệm chi phí: Mô hình 5C giúp doanh nghiệp lựa chọn chiến lược marketing, phân phối và giá cả phù hợp với thị trường và sản phẩm.
  • Tăng khả năng cạnh tranh: Mô hình 5C giúp doanh nghiệp theo kịp biến đổi thị trường. Từ đó điều chỉnh chiến lược linh hoạt để thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể duy trì khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
  • Nâng cao hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận: Mô hình 5C giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình hoạt động và hiệu quả kinh doanh.
Mô hình 5C trong Marketing là gì? Giải mã tất cả về mô hình 5C

Quy trình triển khai mô hình 5C trong Marketing

Có thể phương pháp phân tích 5C đã rất quen thuộc đối với doanh nghiệp. Tuy được áp dụng rất phổ biến nhưng để đạt hiệu quả tốt thì bạn cần triển khai theo một trình tự phù hợp. Dưới đây là 3 bước triển khai mô hình 5C cho bạn đọc tham khảo.

Tiến hành đánh giá tình hình các bên liên quan theo mô hình 5C trong Marketing

Cách xác định các bên liên quan đơn giản là dựa trên 5C trong mô hình. Hãy tận dụng các nguồn dữ liệu công khai và đáng tin cậy như báo cáo nghiên cứu thị trường, báo cáo tài chính… Quan trọng nhất là bạn cần phân tích một cách khách quan để nhìn nhận được đúng thực lực. Kết quả này có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai.

Đặt mục tiêu chiến lược

Một chiến lược thành công là khi nó đạt được các mục tiêu đề ra. Vì thế, xác định mục tiêu phù hợp và thực tế là vô cùng quan trọng. Bạn nên tận dụng mô hình Smart để phân tích và chọn ra các mục tiêu khả thi. Ngoài ra, dựa vào kết quả phân tích từ giai đoạn trên, doanh nghiệp cũng nên điều chỉnh mục tiêu phù hợp với tình hình.

Đánh giá mô hình 5C trong Marketing thường xuyên

Một công tác quan trọng nữa là hãy cập nhật số liệu từ khách hàng thường xuyên để biết hiệu quả triển khai. Bạn có thể phân tích feedback của khách, tỷ lệ chuyển đổi, doanh số để tìm ra điểm tốt và điểm hạn chế của chiến dịch. Từ đó, doanh nghiệp cũng kịp thời chỉnh sửa chiến lược khi có vấn đề xảy ra.

Mô hình 5C trong Marketing là gì? Giải mã tất cả về mô hình 5C

Kết luận

Mô hình 5C trong Marketing là một công cụ hữu ích giúp Marketers xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả. Doanh nghiệp nên áp dụng mô hình một cách linh hoạt theo điều kiện thực tế của mình. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới cho Adsplus nhé.

Với Đội Ngũ Chuyên Gia lâu năm tại Adsplus sẽ giúp tăng hiệu quả quảng cáo, thúc đẩy ra đơn hàng, sử dụng hệ thống báo cáo minh bạch 24/7. Adsplus™ đã liên tiếp đạt các giải thưởng về tối ưu quảng cáo và mobile 2017, 2018.

Cung Cấp Giải Pháp Digital Marketing Tổng Thể Quảng Cáo Google, Facebook, Youtube, Website tại adsplus.vn

Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả