menu
Meta - đối tác tích cực trong phát triển kinh tế số của Việt Nam
Phương Lâm
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Meta - đối tác tích cực trong phát triển kinh tế số của Việt Nam

Đối với Meta, Việt Nam không chỉ là thị trường có dân số 100 triệu người mà còn là thị trường có tính kết nối mạnh mẽ và có một cộng đồng dân cư trẻ và đầy sáng tạo. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về việc sử dụng tính năng kinh doanh qua hội thoại và việc này đang có rất nhiều tiềm năng phát triển...

"Chúng tôi xin chúc mừng Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Thông tin và Truyền thông, về sáng kiến được đưa ra vào ngày 24 tháng 2 nhằm hỗ trợ “Các công ty công nghệ Việt Nam vươn ra toàn cầu”.

Điều này thể hiện cách tiếp cận toàn diện của Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ và điều phối các chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các công ty công nghệ số của Việt Nam vươn ra toàn cầu.

Sự hỗ trợ này cũng giúp cho việc hợp tác số hiệu quả hơn, tăng độ tin cậy giữa các công ty Việt Nam và các công ty toàn cầu trong thế giới số".

Đại diện cho Meta, một trong 52 tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đến làm việc tại Việt Nam trong tháng 3 vừa rồi, ông Rafael Frankel, Giám đốc Chính sách công khu vực Nam và Đông Nam Á của Meta, đã trả lời phỏng vấn Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times về những cơ hội đầu tư cũng như chiến lược kinh doanh của Meta tại Việt Nam.

Là đại diện cho Meta, một trong 52 tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đến làm việc tại Việt Nam trong tháng 3 vừa rồi, ông đã chia sẻ rằng Meta sẽ tiếp tục phối hợp với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số. Xin ông chia sẻ cụ thể hơn về kế hoạch này?

Meta là đối tác cam kết và tích cực cho nền kinh tế số của Việt Nam. Meta là đồng chủ tịch của Ủy ban Công nghệ và Kinh tế số của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam. Chúng tôi cũng là đối tác hàng đầu trong Ban Kinh tế số của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN và Chính phủ Việt Nam.

Để tạo điều kiện cho nền kinh tế số, Chính phủ Việt Nam nên thực hiện một cách tiếp cận tổng thể đối với các quy định và hỗ trợ luồng thông tin.

Meta đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để đóng góp vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia, góp phần phát triển nền kinh tế số và xã hội số vào năm 2025.

Từ năm 2017 tới nay, Meta đã phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các đối tác khác đào tạo cho 85.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số.

Năm 2022, Meta cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát động cuộc thi “Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam”. Đây là sự kiện hàng năm nhằm tìm kiếm các giải pháp sáng tạo toàn cầu để giải quyết các vấn đề quốc gia của Việt Nam. Chủ đề của Thử thách đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022 là chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết tiếp tục việc hợp tác này trong những năm tới.

Kể từ tháng 2/2020, Meta đã hỗ trợ Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế (MOH) để kịp thời quảng bá thông tin chính xác về Covid-19. Năm 2021, Meta hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến dịch truyền thông về tiêm chủng thu hút hơn 60.000 lượt phản hồi, 116 triệu lượt xem và gần 40 triệu lượt xem trên Facebook.

Từ năm 2019, thông qua chương trình “We Think Digital” do Meta thành lập, hơn 3.500 giáo viên cấp 2, cấp 3 và 580.000 học sinh tại 39 tỉnh/thành phố đã được đào tạo về kỹ năng số và an toàn trực tuyến.

Ngành du lịch Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề do Covid-19. Năm 2020, Meta cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai chiến dịch xúc tiến đầu tư vào du lịch Việt Nam. Trong năm 2020-2021, Meta khởi động chiến dịch “Video cho Việt Nam – Việt Nam trong tôi” nhằm quảng bá vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Chiến dịch có sự cộng tác của hơn 160 nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế.

Năm 2023, Meta sẽ mang đến một chương trình mới nhằm quảng bá du lịch và ẩm thực Việt Nam, đồng thời phát sóng trên Facebook và các nền tảng trực tuyến khác. Meta sẽ mời những người sáng tạo từ khắp châu Á đến các thành phố khác nhau ở Việt Nam để tham gia vào chuỗi sự kiện. Dự án này sẽ không chỉ giúp thúc đẩy ngành du lịch mà còn hỗ trợ nền kinh tế sáng tạo và thu hút sự tham gia của các nhà sáng tạo trẻ tại Việt Nam.

Như tôi đã đề cập, kinh doanh hội thoại là trọng tâm chính, đó là lý do tại sao chúng tôi rất vui mừng được mang Hội nghị thượng đỉnh “Kinh doanh hội thoại” (Business Messaging Summit) đến Việt Nam trong năm nay.

Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của thị trường Việt Nam đối với Meta?

Việt Nam đã và đang là một quốc gia rất quan trọng đối với Meta. Là một nền kinh tế mới nổi tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua và trở thành quốc gia dẫn đầu trong thương mại quốc tế. Theo số liệu của Công ty Bain & Company năm 2022, Việt Nam có 60 triệu người tiêu dùng số, tương đương với 80% dân số từ 15 tuổi trở lên. Sự tăng trưởng này tại Việt Nam đã trở nên ổn định hơn kể từ sau đại dịch Covid-19 và điều đó cũng chứng tỏ rằng những cơ hội tại Việt Nam lớn hơn so với sự bất ổn.

Ngoài ra, với dân số lên đến 100 triệu người và độ tuổi trung bình là 30 tuổi, Việt Nam hoàn toàn có thể dẫn đầu nền kinh tế số ở Đông Nam Á.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) cũng đóng vai trò là rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng như đóng góp đáng kể vào việc tạo ra việc làm, thúc đẩy xuất khẩu và xóa đói giảm nghèo tại đất nước. Chính vì vậy, chúng tôi cam kết hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng cho Việt Nam khi Việt Nam hướng tới nâng cao vị thế của mình như một nền kinh tế kỹ thuật số sáng tạo thông qua Cách mạng công nghiệp 4.0.

Ông có thể chia sẻ về cơ hội và thách thức với Meta ở thị trường Việt Nam?

Đối với Meta, Việt Nam không chỉ là thị trường có dân số 100 triệu người mà còn là thị trường có tính kết nối mạnh mẽ và có một cộng đồng dân cư trẻ và đầy sáng tạo. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về việc sử dụng tính năng kinh doanh qua hội thoại và việc này đang có rất nhiều tiềm năng phát triển.

Theo một nghiên cứu do Meta và Boston Consulting Group công bố vào năm 2022, có 73% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng tính năng kinh doanh qua hội thoại để tiếp cận với các doanh nghiệp. Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi sẽ tổ chức Hội nghị “Kinh doanh hội thoại” tại Việt Nam trong năm nay để hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, vì vậy rất mong mọi người hãy theo dõi để biết thêm thông tin chi tiết.

Như tôi đã đề cập, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, bởi vì các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp 98% vào kinh tế đất nước. Những doanh nghiệp này có đam mê rất lớn đối với những công nghệ mới, đó chính là lý do tại sao chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi từ khoản đầu tư mới nhất của Meta vào công nghệ, đặc biệt là vào trí tuệ nhân tạo (AI) và các công cụ khám phá khác...

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả