Lợi thế về logistics, thanh toán và mật độ dân số của Trung Quốc (Phần cuối)
Năm 2015, khi Pinduoduo được thành lập, nền tảng cơ sở hạ tầng về logistics tại Trung Quốc đã rất phát triển. Ra đời để phục vụ những người đi trước như Taobao, JD, qua nhiều năm hệ thống vận chuyển hàng hóa này đã được tối ưu đến mức chi phí để ship một gói hàng đi khắp Trung Quốc giảm xuống mức cực kỳ thấp.
Toàn bộ những hệ thống này rất dễ sử dụng, tích hợp chỉ bằng một API nên cực kỳ tiện lợi cho các startup xây dựng trên nền của nó. Tương tự như vậy, hệ thống mobile payment của Alibaba là Ali Pay và Wechat Pay của Tencent, cũng đã giúp cho startup tại Trung Quốc giải quyết khâu thanh toán một cách vô cùng dễ dàng với chi phí thấp.
Bill Gurley nêu bật sự khác biệt này của hệ sinh thái công nghệ tại TQ so với tại Mỹ. Startup tại Trung Quốc chỉ cần vài cú gọi API là đã có thể tận dụng cơ sở hạ tầng của những gã khổng lồ đã xây dựng trước đó. Trong khi điều này thì vẫn đang thiếu ở Mỹ. Stripe đang dần dần đóng vai trò còn thiếu này về API payment lớn nhất ở Mỹ, tuy nhiên về logistics thì mình không rõ lắm.
Trung Quốc có một lợi thế đặc biệt khác cho các startup thương mại điện tử đó là việc có mật độ dân số cao. Điều này cho phép chi phí vận chuyển logistics chặng cuối - last mile delivery, được giảm đi đáng kể so với các quốc gia có mật độ dân số thấp hơn như Mỹ.
Kết luận
Có rất nhiều điều thú vị về Pinduoduo, nó đã thay đổi những góc nhìn cố hữu của chúng ta về mô hình mua sắm online, business model của một nền tảng tmđt, hay vai trò của gamification trong ứng dụng. Quan trọng hơn cả, Pinduoduo là một case study cực kỳ thuyết phục về việc yếu tố “social” có thể thay đổi hoàn toàn một sản phẩm đã quá quen thuộc như thế nào. Từ growth, retention đến engagement của Pinduoduo đều tốt hơn một nền tảng tmđt truyền thống.
Cơ hội về một Pinduoduo tiếp theo vẫn đang bỏ ngỏ ở nhiều quốc gia. Không phải vì chưa có ai thực thi mà vì việc lặp lại những yếu tố thành công của Pinduoduo là không hề dễ dàng. Howard Xu, một VC từng kể lại rằng trong giai đoạn 2017-2018 tại Mỹ có khoảng 50 startup theo đuổi mô hình tương tự như PDD, nhưng tất cả đều thất bại. Lý do đơn giản là vì người dùng Mỹ không có thói quen checkout và thanh toán trên điện thoại, nên conversion rate trên mobile cực kỳ thấp.
Ở Việt Nam ngoài nhiều điểm khác biệt thì theo mình cũng có một số điểm tương đồng với thị trường TQ, như thói quen mua sắm trên điện thoại, cơ sở hạ tầng về logistics và mật độ dân số cao. Ứng cử viên lớn nhất hiện nay có lẽ là F99, startup được shark Dũng đầu tư 20 tỷ vào năm ngoái. F99 cũng đang đi lên với mô hình mua bán nông sản trực tiếp đến tay người dùng kết hợp mua chung. (tính năng mua chung trên F99 mình thấy chưa có nhiều người dùng lắm). Tất nhiên cơ hội là vẫn còn rộng mở cho các startup ở Việt Nam muốn theo đuổi mô hình này.
Dù ở đâu thì việc copy 100% mô hình của Pinduoduo là cũng gần như không thể, tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bài học từ họ mà các founders có thể tham khảo và áp dụng vào product của mình.
Bài viết đến đây có lẽ đã dài rồi nên mình xin phép được kết thúc. Hy vọng các bạn đã enjoy bài này như khi mình viết nó. Tuần tới mình sẽ chuyển sang một chủ đề cũng cực kỳ thú vị khác là ngành công nghiệp bán dẫn, cả nhà hãy subscribe để đón đọc các bài viết tiếp theo của mình nhé.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận