Lo ngại việc nhiều lô đất công thành dự án nhà ở không qua đấu giá
HoREA lo ngại trường hợp “đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp” có nguồn gốc đất công được Nhà nước cho thuê đất theo hình thức trả tiền hàng năm lại được chuyển mục đích sử dụng đất, được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không thông qua đấu giá, đấu thầu có nguy cơ làm thất thu ngân sách, thất thoát tài sản công.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) tiếp tục góp ý một số điều của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo đó, Hiệp hội quan ngại việc cho phép “tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư” tại điểm a khoản 1 Điều 36 và khoản 6 Điều 27 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và việc công nhận “chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại” đối với trường hợp nhà đầu tư có “đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền một lần và được chuyển mục đích sang làm nhà ở” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 40 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đối với trường hợp “đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp” có nguồn gốc đất công được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm thì có thể dẫn đến làm thất thu ngân sách nhà nước, thất thoát tài sản công.
Hiệp hội cho rằng, khoản 6 Điều 27 và điểm a khoản 1 Điều 36 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có quyền được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và pháp luật về đầu tư và điểm c khoản 2 Điều 40 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định công nhận “chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại” đối với trường hợp nhà đầu tư có “đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc cho thuê trả tiền thuê đất một lần và được chuyển mục đích sang làm nhà ở” đối với trường hợp “đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp” có nguồn gốc do người sử dụng đất tự bỏ tiền đền bù, giải phóng mặt bằng, rồi sau đó phải thuê lại với Nhà nước theo phương thức “trả tiền thuê đất hàng năm”, hoặc “trả tiền một lần” để làm cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ hoặc nhà xưởng sản xuất là hợp tình hợp lý.
Tuy nhiên, Hiệp hội lo ngại trường hợp “đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp” không phải do tổ chức kinh tế tự đền bù, giải phóng mặt bằng mà có nguồn gốc đất công được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm lại được chuyển mục đích sử dụng đất, được công nhận “chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại”mà không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất thì có thể dẫn đến làm thất thu ngân sách nhà nước, thất thoát tài sản công.
Bên cạnh đó, khoản 6 Điều 27 và điểm a khoản 1 Điều 36 cũng không thống nhất với khoản 1 Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định “các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất”, trong đó quy định “đấu giá quyền sử dụng đất” đối với dự án đô thị, nhà ở thương mại.
Do đó, Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 27 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về “quyền chung của người sử dụng đất”, như sau:
“6. Được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư, trừ trường hợp người sử dụng đất là tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm mà đất này có nguồn gốc đất công”.
Đồng thời, Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 40 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định công nhận “chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại” đối với trường hợp nhà đầu tư có:
“c) Đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền một lần và được chuyển mục đích sang làm nhà ở. Trường hợp đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm chỉ áp dụng đối với đất có nguồn gốc do người sử dụng đất đền bù, giải phóng mặt bằng”.
Trước đó, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã công bố kết luận về một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có vị trí đắc địa sang mục đích khác trong giai đoạn 2003 - 2016.
Theo đó, qua thanh tra cho thấy, một số doanh nghiệp khi lựa chọn nhà đầu tư đưa lợi thế đất để đấu giá đã thu về cho Nhà nước số tiền lớn nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp không tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư (tự thoả thuận theo hình thức hỗ trợ) thu được thấp như: Dự án số 1 Phùng Chí Kiên (Tràng An Complex của GP Invest), Dự án tại 365A Minh Khai của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Vinaconex (VINAHUD); Dự án 69 Vũ Trọng Phụng (Rivera Park Hà Nội của Công ty Long Giang Land); Dự án 44 Yên Phụ (Hanoi Aqua Central của Công ty Cổ Phần Tháp Nước Hà Nội);...
Trước đó, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã công bố kết luận về một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có vị trí đắc địa sang mục đích khác trong giai đoạn 2003 - 2016.
Theo đó, qua thanh tra cho thấy, một số doanh nghiệp khi lựa chọn nhà đầu tư đưa lợi thế đất để đấu giá đã thu về cho Nhà nước số tiền lớn nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp không tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư (tự thoả thuận theo hình thức hỗ trợ) thu được thấp như: Dự án số 1 Phùng Chí Kiên (Tràng An Complex của GP Invest), Dự án tại 365A Minh Khai của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Vinaconex (VINAHUD); Dự án 69 Vũ Trọng Phụng (Rivera Park Hà Nội của Công ty Long Giang Land); Dự án 44 Yên Phụ (Hanoi Aqua Central của Công ty Cổ Phần Tháp Nước Hà Nội);...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận