Liệu có phải cứ bơm tiền, mở rộng tài khóa thì chúng ta sẽ ổn?
Những năm Covid đã cho chúng ta thấy sức mạnh và vai trò của các Chính phủ và Ngân hàng Trung Ương trên khắp thế giới khi đối mặt với bối cảnh GDP sụt giảm, đâu đâu cũng bơm tiền và hút tiền khi lạm phát.
Liệu có ai trong chúng ta đặt câu hỏi: Chẳng nhẽ vai trò của chính phủ chỉ là bơm hút như vậy?
Câu trả lời là KHÔNG.
Tất nhiên, dân học kinh tế sẽ hiểu các chính sách tiền tệ và tài khoá chỉ là các biện pháp ngắn hạn, giống như kiểu khi bạn buồn đời thì làm vài cốc bia, tim đập nhanh hơn, bạn vui vẻ được một lúc nhưng nếu vấn đề không được giải quyết thì bạn vẫn vậy. Thậm chí tệ hơn là bạn còn nghiện.
Trong dài hạn, OK tôi biết anh em bà con sẽ cười khi nói dài hạn là hàng chục năm vì bà con quen nghĩ dài hạn là hơn 1 năm thì để một nền kinh tế phát triển vượt bực về chất thì không thể sử dụng các biện pháp ngắn hạn như chính sách tiền tệ và tài khoá, những biện pháp mà dân chuyên môn hiểu là chỉ tác động vào TỔNG CẦU.
Điều cốt lõi là phải tác động được vào các yếu tố TỔNG CUNG thông qua một loạt các biện pháp mang tính chiến lược để tăng năng suất cho nền kinh tế.
Nhật Bản đã làm được
Hàn Quốc đã làm được
Singapore và Đài Loan đã làm được
Còn chúng ta nếu chỉ quanh quẩn bơm hay không bơm thì cái chúng ta làm ra được cũng chỉ là những căn biệt thự đang chờ giải cứu.
Tái Cấu Trúc nền kinh tế là một Nghị Quyết 31 của Quốc Hội đã giao cho Chính Phủ với những chỉ tiêu và giải pháp tập trung vào 5 nhóm vấn đề
1- Củng cố nền tảng vĩ mô
2- Phát triển các loại thị trường
3 - Phát triển doanh nghiệp
4- Tăng cường liên kết Vùng
5- Phát triển ngành, thúc đẩy công nghiệp hoá đổi mới sáng tạo.
Mình và anh Long Phan với tinh thần học hỏi, cầu thị sẽ mạo muội chia sẻ những vấn đề lớn này thành trong một series. Chắc chắn còn những khiếm khuyết vì đây là các vấn đề lớn, mong mọi người cùng góp ý và chia sẻ thêm
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường