Lập quỹ dự phòng tài chính cho người Việt
Hiểu đúng về quỹ dự phòng và cách thiết lập quỹ dự phòng phù hợp.
Cuộc sống ai cũng muốn mình được thuận buồm xuôi gió, tuy nhiên thực tế thì luôn có những biến số và bất ngờ không mong đợi, từ những chi phí sửa chữa nhà đột xuất, chi phí đi bệnh viện, đến việc mất việc làm không lường trước hay gần đây nhất là 2 năm covid. Trong những tình huống như thế, có một "chiếc áo giáp" cho tài chính cá nhân mà Ngọc gọi là "quỹ dự phòng."
Quỹ dự phòng tài chính là một phần quan trọng trong việc xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh và an toàn. Có rất nhiều người bị nhầm lẫn về khái niệm và không biết cách thiết lập một quỹ dự phòng tài chính phù hợp.
Thứ nhất chúng ta phải hiểu: Quỹ dự phòng tài chính không phải bảo hiểm, bảo hiểm là dùng để chi trả khi bạn gặp các vấn đề về sức khỏe hay không may gặp các tai nạn. Quỹ tài chính giống một chiếc “phao cứu nạn” giúp bạn duy trì cuộc sống trong một khoảng thời gian từ 6-12 tháng.
Thứ hai: Quỹ dự phòng tài chính không dùng để đầu tư sinh lời, nên không bao giờ được cầm quỹ này đi mua chứng khoán hay bđs, mà chúng ta luôn phải duy trì nó dưới dạng tiền mặt để đảm bảo tính thanh khoản (có thể gửi tiết kiệm ngân hàng nếu chưa cần sử dụng đến). Ví dụ thực tế nếu bạn đem tất cả số tiền trong quỹ này đi mua cổ phiếu vào tháng 3 năm 2022 thì đến nay, số cổ phiếu của bạn vẫn mắc kẹt và lỗ nặng. Khi có sự cố khẩn cấp như tai nạn, mất việc, bạn không thể chấp nhận bán lỗ cổ phiếu để lấy tiền.
Thứ 3: Quỹ dự phòng tài chính phải được xây dựng song song với các loại tài sản khác để đảm bảo tính linh hoạt và hỗ trợ cho nhau tùy vào từng giai đoạn của cuộc đời.
VD: Ở tuổi 22, thu nhập của chúng ta rất thấp, vẫn chưa biết mình thích làm gì, phát triển công việc ra sao, nhưng bù lại sức khỏe thường ổn định. Vậy khi nghỉ việc, với quỹ dự phòng chúng ta có thể yên tâm trong vài tháng để tìm một công việc hay cơ hội phù hợp. Lúc này, tài sản chúng ta phải xây dựng là kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng giải quyết công việc. Nhưng đến ngoài 50 tuổi sức khỏe suy yếu, nếu không may mắc các căn bệnh phải điều trị dài ngày thì quỹ dự phòng tài chính 6-12 tháng là không đủ, mà phải có thêm tài sản tài chính giá trị như BĐS, danh mục đầu tư chứng khoán, vàng,… để đảm bảo trong các trường hợp xấu.
Thứ 4: Quỹ dự phòng tài chính linh hoạt chứ không cố định. Mỗi giai đoạn bạn sẽ tiêu số tiền khác nhau, nên quỹ dự phòng của bạn cũng cần được xem xét và thay đổi linh hoạt trong từng hoàn cảnh. Trong thwucj tế bạn sẽ thấy, công ty hay các bộ, ban , ngành nào của nhà nước cũng có ngân sách riêng cho phần dự phòng tài chính này, đủ hiểu tầm quan trọng của nó. Vậy, công thức để một cá nhân thiết lập quỹ dự phòng tài chính chuẩn và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam mình là gì ?
Trước hết: Ngọc sẽ chia thành hai nhóm: Nhóm không kinh doanh và Nhóm có kinh doanh (những người kinh doanh hầu như đều có khoản vay ngân hàng, nên mức độ rủi ro cao hơn, điều này đòi hỏi quỹ dự phòng cũng phải dài hơi hơn.
Công thức với người không kinh doanh: Chi phí chi tiêu trung bình hàng tháng của gia đình bạn x 6-9 tháng
Công thức với người đang kinh doanh: Chi phí chi tiêu trung bình hàng tháng của gia đình bạn x 9-12 tháng
VD: Ngọc chưa kinh doanh nhưng phải nuôi gia đình, hàng tháng chi tiêu khoảng 40 tr/tháng thì quỹ dự phòng tài chính của mình sẽ là: 40x6 đến 9= từ 260tr - 360tr.
Mong rằng những chia sẻ của Ngọc sẽ đem đến cho bạn đọc những góc nhìn cũng như kiến thức về quản lí tài chính cá nhân cho bản thân và cả gia đình. Thực tế, 2 năm covid đã cho chúng ta thấy sự khắc nghiệt khi có rất nhiều người mất việc, không thể duy trì cuộc sống, đây cũng như là những lời cảnh tỉnh cho mọi thế hệ về việc có ý thức quản lí và xây dựng tài chính từ sớm.
Công nhân tài chính
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận