Lãnh đạo và các mũ tư duy
Tư duy cộng vs tư duy trừ
Tư duy trừ: phương án A sai rồi bỏ đi, phương án B mới là nhất.
Tư duy cộng: phương án A chưa tối ưu, nhưng sẽ hữu dụng tình huống nhất định, chúng ta cùng tham khảo thêm phương án B nhé.
Lấy ví dụ trong quản trị. Lĩnh vực nào cũng có các trường phái riêng. Vấn đề không phải trường phái gì, mà là cơ sở lý luận & thực tế để đưa ra một trường phái. Mỗi tác giả đều có lý của họ khi đưa ra quan điểm của riêng mình. Không có lý thuyết hoàn hảo. Chỉ có trường phái đủ tin cậy về lý luận và tính đại diện lâm sàng đủ rộng hay không.
Người có tư duy cộng không có xu hướng đi dìm cái A để tôn vinh cái B. Không bao giờ vì động cơ dìm ai đấy để nổi mình lên. Trong ngành marketing, các chuyên gia tên tuổi như David Ogilvy (huyền thoại quảng cáo) hay Byron Sharp (neuroscientist với lý thuyết về brand distinctiveness) dù có thể phản biện hay gắt về phương diện học thuật, họ luôn thể hiện sự tôn trọng về con người. Đặc biệt là tư duy kế thừa. Vì họ hiểu rằng trí tuệ là vô hạn. Chỉ có cộng thêm chứ dại gì đi trừ bớt.
Tư duy mở vs tư duy đóng
Tư duy đóng: tôi chỉ có A, không chọn thì thôi
Tư duy mở: tôi có A, nếu anh không thấy phù hợp, chúng ta sẽ cùng nghĩ thêm B
Trong công việc cũng như cuộc sống, hãy cho người khác một cơ hội thứ 2, một lựa chọn thứ 2. Nếu là con dâu, câu nói dở nhất là gì các mẹ biết không? đấy là “một là mẹ anh hai là tôi, anh chọn đi”. Trời, với người đàn ông, người mẹ là tất cả thế giới với họ, sao lại bắt họ giải một bài toán không có đáp số như vậy?
Trong công việc cũng vậy, dở nhất là câu nói: chúng ta chỉ có vậy thôi, không theo thì nghỉ. Kể cả phương án tốt rồi, luôn có phương án tốt hơn. Cứ thử đi, mới biết được. Nếu chưa có điều kiện thử, thì keep in mind cũng là một lựa chọn.
Tư duy biện chứng vs tư duy một chiều
Tư duy một chiều: anh A giỏi lắm, cứ anh ấy nói là chuẩn.
Tư duy biện chứng: Anh A rất giỏi, nhưng thực tế mới là chân lý. Chúng ta nhìn nhận mọi điều xảy ra theo thực tế khách quan, không phải do dẫn dắt của cảm xúc thích hay ghét cá nhân.
Sùng bái hay định kiến cá nhân trước sau gì cũng kết thúc bằng thất vọng thôi quý vị. Bởi vì nhân vô thập toàn & vật vô thường. Không có gì là cố định, không có gì tồn tại mãi mãi.
"Anh nói gì cũng đúng” - có vẻ sướng tai nhưng phát triển nhận thức cũng đặt chấm từ đây.
Mindset không tự hình thành. Đó là một quá trình lao động, chiêm nghiệm, đúc kết, và trả giá.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường