menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thu Miên

Lạm phát trên đỉnh nhiều thập kỷ, dân Mỹ ồ ạt mở thẻ tín dụng

Chi phí leo thang khiến không ít người Mỹ lệ thuộc vào thẻ tín dụng, giá trị các khoản nợ thẻ tín dụng vì thế cũng tăng lên.

Rob Robinson quản lý khá tốt việc chi tiêu hằng ngày và những nhu cầu thiết yếu của bản thân cho tới khi ông buộc phải dọn ra khỏi căn nhà đang ở tại Lake Worth, bang Florida, khi người chủ lấy lại căn nhà để bán.

“Điều duy nhất tôi có thể nhận thấy ở khu vực này là những căn nhà cho thuê không chỉ nhỏ hơn mà còn đắt đỏ hơn nhiều”, Robinson chia sẻ. “Số tiền mà tôi bỏ ra để thuê nhà đã tăng gấp ba lần so với trước. Nó vắt kiệt thu nhập của tôi, khiến tôi phải phụ thuộc vào thẻ tín dụng và và các khoản nợ bắt đầu nhiều lên.”

Robinson không hề đơn độc. Trên thực tế, theo báo cáo ngày 2/8 của Cục dự trữ New York, tổng dư nợ thẻ tín dụng tăng tới 46 tỷ USD trong quý II/2022, tương đương 13% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng lớn nhất trong vòng hơn 20 năm qua. Tổng dư nợ thẻ tín dụng chưa thanh toán đã tăng lên 890 tỷ USD trong cùng giai đoạn, cao hơn 100 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

"Xu hướng tăng dư nợ thẻ tín dụng phản ánh sự khó khăn của người tiêu dùng trong việc bắt kịp đà tăng vọt của giá thực phẩm, khí đốt và nhiều nhu yếu phẩm cơ bản khác", Shazia Virji, Giám đốc công ty dịch vụ tín dụng Credit Sesame, chia sẻ. Mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt trong tháng 7/2022, giá hàng hóa và dịch vụ vẫn ở mức cao nhất nhiều năm, “buộc nhiều người tiêu dùng phải sử dụng thẻ tín dụng để có đủ tiền trang trải cuộc sống”, bà nói.

Thậm chí, một số người Mỹ còn sử dụng thẻ tín dụng để chi trả cho các khoản như du lịch và giải trí.

“Họ đang giải phóng các nhu cầu bị dồn nén và chi nhiều tiền cho những thứ mà trước đây họ đã bỏ lỡ vì đại dịch Covid-19”, Ted Rossman, Chuyên gia phân tích cấp cao tại Bankrate, nhận định.

Số lượng thẻ tín dụng mở mới không có dấu hiệu chậm lại. Người Mỹ đã mở thêm 233 triệu thẻ tín dụng trong quý II/2022. Đây là mức tăng cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

“Những người đã có thẻ tiếp tục mở thêm nhiều thẻ tín dụng hơn để có tiền phục vụ cuộc sống”, Virji chia sẻ.

Bức tranh tổng thể không quá tăm tối

Tin tốt là nhiều người tiêu dùng vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ tín dụng.

“Tỷ lệ khách hàng có thể thanh toán toàn bộ khoản nợ thẻ tín dụng gần chạm ngưỡng cao kỷ lục”, Rossman cho biết. Có thể là bởi “thị trường việc làm đang trong trạng thái tốt nhất trong suốt nửa thế kỷ qua”, ông nói.

Theo đó, tỷ lệ nợ tín dụng quá hạn trong quý II/2022 ở ngưỡng 3,35%, tăng nhẹ so với 3,04% vào cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo ngày 2/8 từ Fed New York.

“Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức thấp so với lịch sử, và tình hình tài chính của các hộ gia đình tương đối vững chắc. Bức tranh tổng thể không quá tối tăm như mọi người vẫn nghĩ”, ông bổ sung.

Trong giai đoạn đỉnh dịch Covid-19, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân tăng vọt lên ngưỡng 33,8% nhờ vào gói hỗ trợ “hào phóng” của chính phủ, bên cạnh đó là tâm lý lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài. Tỷ lệ này hiện giảm mạnh xuống quanh mốc 5%, thấp hơn ngưỡng 7,8% trước đại dịch.

“Người tiêu dùng không có quá nhiều khoản phải chi tiêu trong khoảng hai năm gần đây. Vì vậy, họ đã tiết kiệm được tương đối trong giai đoạn này,” Virji chia sẻ. “Họ đặt việc trả nợ là ưu tiên hàng đầu và mức độ ưu tiên này ngày một cao hơn trong bối cảnh lãi suất liên tục đi lên dẫn đến chi phí các khoản vay trở nên đắt đỏ hơn. Tiền lãi chính là ‘kẻ thù’ lớn nhất”, bà nói.

Tại thời điểm Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3/2022, lãi suất thẻ tín dụng trung bình trên toàn nước Mỹ ở ngưỡng 16,34%, theo Bankrate.com.

“Lãi suất thẻ tín dụng có thể sớm chạm ngưỡng 18%, và đây sẽ là một kỷ lục mới”, Rossman nhận định.

Xu hướng tăng lãi suất thời gian gần đây đã khiến Myrlande Desances, 40 tuổi, phải hành động ngay lập tức sau khi khoản nợ tín dụng của bà tăng lên 12.000 USD trong năm qua.

“Hai vợ chồng đã lấy sao kê thẻ tín dụng trong ba tháng, tiến hành phân tích chúng trước khi vạch ra một kế hoạch cụ thể nhằm sớm thoát khỏi cảnh nợ nần” bà chia sẻ.

Ngoài việc vay thêm một khoản nợ cá nhân, Desances cắt giảm các chi phí không cần thiết, bắt đầu tìm kiếm các chương trình khuyến mãi và phiếu giảm giá. Bà đồng thời bán đi các mặt hàng không dùng đến trên Facebook Marketplace.

“Tôi chưa bao giờ nhận ra trong tầng hầm và nhà để xe có nhiều đồ linh tinh đến vậy. Chúng tôi đã bán lò vi sóng, máy ép trái cây, phụ tùng xe hơi, máy giặt và máy sấy cũ, thu về khoảng 8.500 USD”, bà chia sẻ.

Desances có thể thở phào khi trả hết khoản nợ kể trên. “Khoản lãi duy nhất chúng tôi phải trả chỉ vỏn vẹn 20 USD một tháng, nhưng chúng tôi không muốn có thêm bất cứ một khoản nợ nào nữa, đặc biệt trong giai đoạn nhiều thách thức như hiện tại”, bà tâm sự.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại