Tìm mã CK, công ty, tin tức
Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây? Chúng ta cùng đi tìm hiểu về lạm phát và tỷ lệ lạm phát tác động đến nền kinh tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán như thế nào nhé.
Trên lý thuyết thì lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.
Trên thực tế, hay nói một cách đơn giản, lạm phát là sự tăng giá quá mức của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của tiền đồng so với các loại tiền khác.
Đặc điểm:
- Lạm phát không phải là ngẫu nhiên, sự tăng giá của hiện tượng này bắt đầu và tăng liên tục trong một khoảng thời gian, do chênh lệch cung cầu
- Lạm phát là sự ảnh hưởng chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế chứ không phải riêng một mặt hàng nào cả
- Lạm phát là hiện tượng lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực trong vài năm liền.
Các mức độ lạm phát:
+ Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
+ Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
+ Siêu lạm phát: trên 1000%
Các nguyên nhân gây ra lạm phát:
Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế:
Về mặt tích cực
Khi tốc độ lạm phát vừa phải, từ 2 - 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
+ Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
+ Giúp chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
Về mặt tiêu cực
So với mặt tích cực, lạm phát có những ảnh hưởng tiêu cực hơn đến nền kinh tế khi tác động đến nhiều yếu tố, có thể kể đến như:
Lạm phát tác động lên lãi suất
Đây là sự tác động tiêu cực nhất của lạm phát. Khi lạm phát tác động trực tiếp lên lãi suất sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng đến các yếu tố khác của nền kinh tế. Nhằm duy trì hoạt động ổn định, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực. Trong khi đó: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát.
Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
CPI - chỉ số giá tiêu dùng là công cụ để đo tỷ lệ lạm phát trong một khoảng thời gian nhất định.
Năm 2021 tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam được giữ ở mức ổn định, lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020. Lạm phát trung bình trong năm 2022 sẽ vào khoảng 2-3%, vẫn dưới 4% - mức tối đa Chính phủ đặt ra.
Trên thực tế, hiện nay, nhiều quốc gia đang đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao:
- Tại Mỹ, giá tiêu dùng đã tăng 7% trong năm 2021, tốc độ tăng nhanh nhất trong 4 thập kỷ qua, và dữ liệu của Bộ Lao động về chỉ số giá tiêu dùng (CPI - tức lạm phát) dự kiến công bố trong ngày 10/2 sẽ cho thấy mức tăng mạnh so với tháng 1/2021. Dự kiến năm 2022 tỷ lệ lạm phát có thể cao trên 7%
- Tại Italy, tỷ lệ lạm phát toàn phần trong tháng 1 là 4,8%, tăng so với mức 3,9% trong tháng 12/2021, mức cao nhất kể từ năm 1996, trong khi tỷ lệ lạm phát lõi ổn định ở mức 1,5%.
- Tại New Zealand, tỷ lệ lạm phát của New Zealand trong năm 2021 đã tăng lên mức cao nhất trong 3 thập kỷ do giá nhiên liệu tăng và thị trường bất động sản nóng lên thời gian qua lên 5,9%
- Khu vực Châu Âu, tăng 5,1% trong tháng 1/2022, lần đầu tiên kể từ khi Eurostat bắt đầu thu thập và công bố số liệu này vào năm 1997; trong khi ECB đã đề ra mục tiêu lạm phát trung hạn ở mức 2%.
- Tại Đức, trong năm 2021, tỷ lệ lạm phát tại Đức đứng ở mức 3,1%, dự kiến tỷ lệ lạm phát tại Đức sẽ vượt trên 4% trong năm 2022.
Nguyên nhân: giá cước cảng biển tăng khiến giá hàng hóa tăng, giá nhiên liệu tăng do sự hồi phục không đồng đều giữa các quốc gia và thị trường bất động sản nóng lên thời gian qua.
Nếu trong điều kiện bất bình thường, lạm phát ở VN xảy ra vượt mục tiêu do các nguyên nhân: cầu kéo, chi phí đẩy, xuất khẩu hay lạm phát tiền tệ thì Việt Nam có thể sẽ xảy ra mức lạm phát cao hơn so với dự kiến. Thêm vào đó, trong năm 2022, Chính phủ dự kiến bơm tiền cho nền kinh tế để phục hồi tăng trưởng, sẽ kéo theo một số yếu tố không lành như: nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng và tín dụng tăng. Có thể sẽ làm tăng nguy cơ gây lạm phát. Để phòng tránh trước yếu tố đó, chúng ta cần có kịch bản thích ứng.
Vậy khi lạm phát xảy ra, chúng ta nên đối diện và giải quyết như thế nào? Đầu tư vào đâu?
- Kênh đầu tư vàng, đây là kênh trú ẩn an toàn khi thời kỳ lạm phát, biến động về chính trị, kinh tế...dòng tiền liên tục thay đổi nhưng vàng là tài sản có giá trị cao không bị tác động nhiều bởi lạm phát. Nhưng điểm yếu của vàng đó là trồi sụt nhanh chóng, độ biến động cao
- Kênh đầu tư bất động sản, đặc biệt là nhà ở, khi lạm phát xảy ra, để tránh bị mất giá thì đa số người dân sẽ lựa chọn 2 kênh đầu tư chính: Bất động sản và chứng khoán. Bất động sản sẽ có thể thu lợi lớn hơn trong tương lai, giá nhà đất sẽ tăng theo thời gian, chúng giữ được tiền của bạn tránh bị trượt giá theo lạm phát.
- Kênh đầu tư chứng khoán, kênh này có thể mang lại lợi nhuận vượt trội tránh việc bị mất giá tiền đồng, nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn rủi ro nếu nhà đầu tư không có kiến thức và kỹ năng nhận định thị trường. Khi lạm phát xảy ra thì nhiều doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá bán theo mặt bằng chung nên tăng lợi nhuận và đẩy cao giá trị cổ phiếu. Vậy nên tìm kiếm và đầu tư vào ngành nào để mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất? Có một số kịch bản sau:
+ Giá hàng hóa tăng mạnh, nên đầu tư vào Bán lẻ - nhóm được hưởng lợi nhờ chu kỳ hàng hóa trực tiếp, đặc biệt các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt như MWG, PNJ, FRT, MSN.
+ Nên đầu tư vào Dầu khí - hưởng lợi nhờ giá dầu thế giới tăng, cộng với các xung đột về chính trị, chúng ta nên lựa chọn với GAS, PLX, PVD, PVS, BSR
+ Lạm phát sẽ tác động vào những doanh nghiệp đang được hưởng lợi bởi xu hướng tăng giá của các hàng hóa nguyên liệu trên toàn cầu, ví dụ như: đạm-hóa chất DPM, DCM, DGC; thép HPG, NKG
+ Chính phủ sẽ bơm tiền ra nền kinh tế, tác động đến lạm phát, có thể đầu tư vào Ngân hàng với TPB, TCB, MBB, ACB
+ Bất động sản (nhà ở) có yếu tố cơ bản như KDH, NLG, VHM,...
Ngược lại, những nhóm ngành có tỷ suất sinh lời kém hoặc là có thể bị ảnh hưởng ngay trực tiếp đến lợi nhuận khi lạm phát cao đó là những nhóm ngành có tỷ lệ vay nợ nhiều, đặc biệt nhóm bất động sản, hay xây dựng và các nhóm doanh nghiệp bị ảnh hưởng cả đầu vào và đầu ra như săm lốp, nhựa, cao su.
Nhung O'Neil
Bài viết được trình bày dưới quan điểm của Cao Thị Hồng Nhung - CTCK Vndirect - Admin team Đầu tư cùng O'Neil - SĐT/Zalo: 0964285799 - Facebook/tik tok: Nhung Oneil
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường