Lạm phát thấp do sức mua kiệt quệ
Mấy hôm rồi, nhiều tờ báo tường thuật nạn kẹt xe hay sân bay quá tải kỷ lục như là biểu hiện của phục hồi kinh tế. Có lẽ, cách lý giải đó không đầy đủ vì Tết thì ai chả phải về quê.
Thực tế là sức mua của dân rất kém, thể hiện ở chỗ các chợ hoa, hàng hóa ế ẩm, vắng bóng người mua.
Hơn nữa, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2023 là tháng Tết tăng 15,8% so cùng kỳ năm 22 nếu loại trừ yếu tố giá (cùng kỳ năm 2022 giảm 2,5%).
GSO ước tính, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Một năm nay chỉ đạt 88,1% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay.
Điều đó cho thấy, sức mua của dân đang kiệt quệ đi.
Báo cáo từ các cơ quan chức năng cho thấy, cả hơn nửa triệu người lao động trong khu vực chính thức đã mất việc, hoãn việc, giãn việc từ cuối quý 3, khi nền kinh tế bắt đầu xấu đi. Các báo cáo hoàn toàn vắng bóng người lao động mất việc ntn ở khu vực phi chính thức.
Nêu mấy số liệu đó để thấy, lạm phát VN (được báo cáo) thấp là do mấy yếu tố như lạm phát được nhập vào qua khu vực FDI rồi lại được xuất đi và đặc biệt là sức mua của dân rất yếu.
Lạm phát thấp đâu phải điều đáng mừng!
Nếu cứ chăm chăm căn cứ vào lạm phát để phản ứng chính sách như năm ngoái thì sẽ lạc điệu với thực tế cuộc sống. Cứ ép xăng, ép điện, ép tiền thì rồi chả còn người chơi.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận