24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Tô Thiên Tân Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Lạm phát hạ nhiệt, bình yên trước cơn bão?

Lạm phát đang dần hạ nhiệt, nhưng liệu đây có phải là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế Mỹ hay chỉ là sự tạm lắng trước cơn bão lớn hơn? Biên bản cuộc họp tháng 6 của Fed vừa tiết lộ những lo ngại về tình trạng thất nghiệp gia tăng và những đợt giảm giá hàng loạt từ các nhà bán lẻ do nhu cầu tiêu dùng suy yếu. Trong khi đó, thị trường lao động vẫn là một bài toán khó giải, với tỷ lệ thất nghiệp tăng và thu nhập trung bình theo giờ chỉ đạt mức tăng thấp nhất kể từ năm 2021.

Lạm phát hạ nhiệt, bình yên trước cơn bão?

Những động thái này đang tạo ra áp lực lớn lên chính quyền Tổng thống Joe Biden, khi nợ công chạm ngưỡng kỷ lục và chi phí vay vốn cao trở thành một vấn đề chính trị nóng bỏng. Liệu các biện pháp kiểm soát lạm phát hiện tại có đủ mạnh mẽ để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo? Và những áp lực này sẽ ảnh hưởng ra sao đến quyết định lãi suất của Fed trong những tháng tới?

Hãy cùng Tân phân tích sâu hơn về những diễn biến kinh tế này và dự đoán những bước đi tiếp theo của nền kinh tế hàng đầu thế giới trong bài viết dưới đây.

Lạm Phát Đang Có Dấu Hiệu Hạ Nhiệt

Biên bản cuộc họp tháng 6, được công bố vào thứ Năm (04/07), cho thấy một số quan chức lo ngại về ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp cao. Các thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cũng lưu ý rằng các nhà bán lẻ hiện đang đưa ra các đợt giảm giá trước bối cảnh nhu cầu tiêu dùng suy yếu.

Mặc dù các thành viên của Fed nhận thấy dấu hiệu lạm phát đang hạ nhiệt, họ vẫn thận trọng trong việc hạ lãi suất. Lãi suất hiện tại ở mức 5.25%-5.5%, cao nhất trong 23 năm qua, sẽ được duy trì cho đến khi có “niềm tin lớn hơn” rằng lạm phát đang đi đúng hướng về mục tiêu 2% của Fed một cách bền vững.

Lạm phát hạ nhiệt, bình yên trước cơn bão?

Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters dự báo lạm phát giá tiêu dùng hàng năm là 3.1% trong tháng 6 giảm từ mức 3.3% trong tháng 5, số liệu mới nhất sẽ được công bố vào thứ Năm (11/07). Tuy nhiên, lạm phát cơ bản, loại trừ các lĩnh vực năng lượng và thực phẩm dễ biến động dự kiến sẽ không thay đổi.

Sahm Gọi – Sam Trả Lời !

Theo Bảng tin Non-farm được công bố thứ Sáu tuần trước (05/07) thì thị trường lao động đã bổ sung thêm 206,000 việc làm, vượt kỳ vọng một chút so với dự báo của các chuyên gia và tiếp tục đà tăng trưởng. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp tăng lên tới 4.1% là một dấu hiệu trì trệ trên thị trường lao động vốn đã cho thấy những tín hiệu chậm lại dần. Thị trường lao động có thể chuyển từ mạnh sang yếu chỉ trong thời gian ngắn. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp lịch sử nhưng đã tăng so với mức 3.4% vào đầu năm ngoái.

Cũng có những dấu hiệu khác cho thấy thị trường việc làm đang tiếp tục hạ nhiệt. Thu nhập trung bình theo giờ đã tăng 3.9% trong tháng 6 so với một năm trước đó, đánh dấu mức tăng thấp nhất kể từ năm 2021. Số liệu cho cả tháng 4 và tháng 5 đã được điều chỉnh thấp hơn với tổng số 111,000 việc làm. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc đang tìm việc làm, tăng lên tới 62.6% – một dấu hiệu cho thấy có nhiều người tham gia thị trường lao động hơn.

Báo cáo việc làm dường như khẳng định với nhà đầu tư rằng nền kinh tế đang chậm lại, nhưng không đến mức khiến lãi suất phải cắt giảm mạnh mẽ hơn ngay trong kỳ họp cuối tháng này.
Lạm phát hạ nhiệt, bình yên trước cơn bão?

Có vẻ như không có điều gì đáng báo động trong Bảng lương phi Nông nghiệp để khiến các Fed phải việc cắt giảm lãi suất ngay trong tháng 7 này. Mặc dù tháng 7 có thể là quá sớm để cắt giảm lãi suất, nhưng báo cáo lạm phát nhích tăng nhẹ vào giữa tuần này (11/07) có thể khiến những người đang chống lại Fed, những người đang lo lắng hơn về sự yếu kém của thị trường lao động, lập luận rằng đã đến lúc ngân hàng trung ương này phải bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Ngoài ra, một tín hiệu rất quan trọng nữa cảnh báo nền kinh tế Mỹ đang “ốm yếu” hơn vẻ bề ngoài. Quy tắc Sahm, một quy tắc kinh nghiệm được phát hiện bởi nhà kinh tế học Claudia Sahm, nói rằng nếu tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong 3 tháng tăng 0.5 pts hoặc cao hơn mức thấp nhất mà mức trung bình 3 tháng so với năm trước, thì nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái. Trong 3 tháng qua, tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở mức 4% – cao hơn 0.4 pts so với mức thấp trung bình 3 tháng là 3.6% cùng kỳ năm trước. Vậy liệu lần này Sahm đã gọi thì Chú Sam có trả lời!

=============================

Chú Sam (Uncle Sam) là một biểu tượng quốc gia của Mỹ. Hình ảnh Chú Sam thường được thể hiện là một người đàn ông già, râu trắng, mặc trang phục có hình lá cờ Mỹ, với mũ cao có sao và sọc. Biểu tượng này thường được sử dụng để đại diện cho Chính phủ Mỹ hoặc tinh thần yêu nước của người dân Mỹ. Hình ảnh Chú Sam nổi tiếng nhất có lẽ là poster tuyển dụng quân sự trong Thế chiến I và II với dòng chữ “I Want You for U.S. Army”.

=============================

Áp Lực Từ Chính Quyền Biden

Lạm phát và chi phí đi vay cao đã trở thành một vấn đề chính trị đối với Tổng thống Joe Biden, với các cuộc thăm dò cho thấy cử tri vẫn không hài lòng với chi phí sinh hoạt trong những năm gần đây và cách xử lý nền kinh tế của ông khiến cho nợ công của Mỹ liên tục tăng cao.

Lạm phát hạ nhiệt, bình yên trước cơn bão?

Nguồn: Congressional Budget Office

Tính đến đầu T07/24, nợ của Chính phủ Mỹ khoảng $34,852 tỷ và trong năm nay có đến 1/3 số nợ này sẽ đáo hạn. Trong vòng 36 tháng tới, tức là 3 năm nữa, tiếp tục có thêm 52% số nợ Chính phủ này sẽ đáo hạn (giả định Mỹ không phát sinh thêm nợ mới trong khoảng thời gian này, điều này gần như không thể). Nếu Fed tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cao thì áp lực trả lãi đối với Chính quyền Biden sẽ cực kỳ lớn trong khi thu nhập của Chính phủ chỉ hơn $4,000/năm.

Liệu Fed có thể duy trì mức lãi suất cao như hiện tại hay sẽ buộc phải điều chỉnh để thích ứng với thực tế kinh tế mới? Quy tắc Sahm đã đưa ra những tín hiệu cảnh báo, và Chú Sam – nước Mỹ – sẽ cần phải có những bước đi khôn ngoan để tránh rơi vào một cuộc suy thoái mới. Những quyết định trong thời gian tới của Fed sẽ không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ mà còn có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính toàn cầu. Chúng ta hãy cùng chờ đợi và theo dõi những bài viết tiếp theo của Tân để hiểu rõ hơn về tương lai kinh tế của Mỹ trong thời gian tới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tô Thiên Tân Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả