Lạm phát 2022: Áp lực từ yếu tố “cầu kéo” và “chi phí đẩy”
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, sức ép lạm phát năm 2022 chịu áp lực tăng khá lớn của cả yếu tố “cầu kéo” và yếu tố “chi phí đẩy”.
Những diễn biến trong và ngoài kịch bản của thị trường, giá cả năm 2021 đã khiến nhiều ý kiến cho rằng cần phải lưu tâm hơn đến những kịch bản có thể xảy đến trong năm 2022. Xung quanh câu chuyện này phóng viên Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam.
- Thưa ông, trước hàng loạt yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá sau Tết Nguyên đán, ông đánh giá như thế nào về diễn biến mặt bằng giá trong thời gian sắp tới và sẽ có ảnh hưởng ra sao tới chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm nay (Quốc hội đặt chỉ tiêu CPI bình quân 4% - PV)?
Từ diễn biến của giá thị trường trong dịp Tết Nguyên đán và dự báo tình hình năm 2022, tôi cho rằng mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng năm 2022 (thước đo lạm phát), dưới 4% là không hề dễ dàng. Bởi sức ép lạm phát năm 2022 chịu áp lực tăng khá lớn của cả yếu tố “cầu kéo” và yếu tố “chi phí đẩy” do những nguyên nhân sau:
- Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) có đưa ra đề xuất 7 giải pháp để ghìm tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ở mức khoảng 4%. Dưới góc độ chuyên gia ông có bình luận gì về các giải pháp này? Và giải pháp nào được xem là quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay?
Đây là những giải pháp điều tiết giá mang tính định hướng tổng thể là phù hợp, nhưng quan trọng hơn để thành công trong điều hành là phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của kinh tế vĩ mô, của thị trường và dự báo sát thực từng tháng, từng quý để có những giải pháp điều hành cụ thể. Ví dụ: thiếu xăng dầu cho sản xuất, tiêu dùng thì biện pháp nhập khẩu ra sao, biện pháp sản xuất và lưu thông trong nước thế nào? Ví dụ: điều hành tài khóa - tiền tệ thì “bơm” tiền ra lúc nào, vào đâu... “hút” tiền về khi nào, bao nhiêu, bằng công cụ gì là phù hợp...
Trong những giải pháp đề ra, tôi cho rằng có hai giải pháp trọng tâm cần phải luôn luôn đặc biệt quan tâm, đó là:
Đối với giá xăng dầu quan trọng hơn để thành công trong điều hành là phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của kinh tế vĩ mô, của thị trường và dự báo sát thực.
- Nhiều ý kiến cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước phải thận trọng xem xét và điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ mà đang quản lý giá. Ví dụ điện, nước, xăng dầu… hay dịch vụ giáo dục, y tế sau dịch bệnh. Những chính sách ấy phải căn cứ vào mục tiêu thực hiện kiềm chế kiểm soát lạm phát. Ý kiến của ông ra sao, thưa ông?
Tôi đồng ý với các ý kiến này. Để thực hiện được mục tiêu kép là: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát; cùng với những chính sách khác thì việc điều tiết giá phải tận dụng tối ưu các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Luật Giá để bình ổn mặt bằng giá nói chung.
Đối với hàng hóa, dịch vụ nhà nước còn định giá, đặc biệt những loại là đầu vào quan trọng của nền kinh tế như: điện, nước, xăng dầu, dịch vụ công cần được cơ bản giữ ổn định thông qua các biện pháp: Bản thân các doanh nghiệp cung ứng phải tính toán lại các chi phí sản xuất, các yếu tố hình thành giá hợp lý, giảm giá thành. Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách tháo gỡ các khó khăn các chính sách, tài chính - tiền tệ hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm giá thành, tiến hành sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa một cách bình thường.
Trong trường hợp bắt buộc phải điều chỉnh giá tăng thì thực hiện các nguyên tắc: Thời gian điều chỉnh cần lựa chọn vào thời điểm thích hợp, không điều chỉnh vào các dịp lễ, tết, các tụ điểm nhu cầu tăng cao, CPI tăng mạnh. Mức độ điều chỉnh có thể kiềm chế. Phương pháp điều chỉnh là chủ động, linh hoạt phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế và mục tiêu kiểm soát lạm phát; Không điều chỉnh đồng loạt nhiều mặt hàng cùng lúc. Điều chỉnh giá gắn với các giải pháp hạn chế tác động bất lợi mang tính dây chuyền đối với toàn bộ mặt bằng giá.
Xin cảm ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận