24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Văn Anh Tuấn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

'Lãi suất ngân hàng trong nước cao, không hấp dẫn nhà đầu tư nội'

Mức lãi vay từ 10-11,5%/năm tương ứng với thời hạn hoàn vốn đầu tư lớn hơn 10 năm, điều này không khuyến khích được các NĐT nội tham gia phát triển dự án điện mặt trời. Trong khi đó, đây sẽ là lợi thế với các nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có thể vay vốn nước ngoài với lãi suất thấp.

Từ hơn 15 năm trước đây, Tập đoàn Sơn Hà đã đầu tư nghiên cứu, định hướng phát triển và cho ra mắt các dòng sản phẩm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người dân sử dụng năng lượng tái tạo như: Hệ thống Thái Dương Năng (Hệ thống làm nóng nước bằng năng lượng mặt trời- hiện đã trở thành sản phẩm phổ thông, được sử rụng rộng rãi) và Hệ thống điện năng lượng tái tạo (Điện mặt trời mặt đất và áp mái - vừa là Nhà đầu tư vừa kinh doanh).

Trong quá trình thực hiện đầu tư và kinh doanh, doanh nghiệp cũng gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó chủ yếu đối với phát triển dự án điện mặt trời.

Trước hết, đó là hạ tầng truyền tải điện. Theo đó, hạ tầng hệ thống truyền tải điện hiện tại chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư, phát triển các dự án điện mặt trời, chưa khai thác được tiềm năng hiện có. Nhiều khu vực có tiềm năng tốt, điều kiện tốt để đầu tư dự án điện mặt trời tuy nhiên việc không có đường dây truyền tải hoặc đường dây không đủ truyền tải hết công suất dự án.

Các công trình đường dây đấu nối các dự án điện hiện không có cơ sở pháp lý để nhà đầu tư huy động vốn đầu tư và quản lý, vận hành (Truyền tải điện đang là lĩnh vực độc quyền của EVN, chi phí đầu tư đường dây đấu nối được tính vào chi phí dự án và khi hoàn thành phải thuê EVN vận hành).

Ngoài ra, lãi suất ngân hàng trong nhà nước cao, không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước. Với mức giá bán ĐMT mặt đất theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, ngày 6/4/2020 của Chính phủ ngày là 7,09 cent/kw (Khoảng 1.600 Vnđ/Kw) và lãi suất của ngân hàng thương mại trong nước khoảng từ 10 – 11,5 %/năm, theo tính toán tương ứng với suất đầu tư các dự án hiện tại, thời hạn hoàn vốn đầu tư >10 năm thì hiệu quả đầu tư không cao, không khuyến khích được các nhà đầu tư, với mức giá trên chỉ hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài hoặc các doanh nghiệp vay được nguồn vốn nước ngoài có lãi suất thấp để đầu tư.

Về cơ chế chính sách, ông cho biết, nhà đầu tư các dự án điện mặt trời và điện gió đang căn cứ vào các quyết định Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, giá mua điện mặt trời phát thương mại của các DA phát lên lưới trước ngày 31/12/2020 và Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011, Quyết định 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ trong đó quy định giá mua điện Gió phát thương mại các dự án phát lên lưới trước ngày 1/1/2021 và chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể sau các thời hạn trên để nhà đầu tư căn cứ triển khai.

Thêm vào đó, thời gian để hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước và chuẩn bị đủ các điều kiện để khởi công các dự án từ 12-16 tháng, thời gian xây dựng các dự án bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh trong năm nay nên nhiều dự án buộc phải dừng lại không tiếp tục triển khai đầu tư gây thiệt hại cho Nhà đầu tư

Nói riêng về Điện mặt trời áp mái, đây là nguồn điện được xã hội hóa mang hiệu quả kinh tế, xã hội cao, giảm rất nhiều chi phí đầu tư truyền tải cho Ngành điện, hiện nay ngày càng nhiều người dân đang nhận thức được công dụng và lắp đặt hệ ĐMT áp mái cho các công trình nhà dân, trong tương lai dự kiến sẽ là một sản phẩm thông dụng được lắp đặt phổ biến trên các công trình dân dụng. Tại các khu công nghiệp lớn, các khu đô thị lớn hiện có diện tích mái công trình lớn, có tiềm năng và điều kiện thuận lợi để đầu tư các dự án ĐMT áp mái. Các dự án điện mặt trời ngoài vướng mắc về đường dây truyền tải, hiện cũng vướng mắc về cơ chế đầu tư (quy định công suất và thời hạn áp dụng cơ chế giá mua điện hiện hành).

Đề xuất một số giải pháp

Cụ thể, cần có quy hoạch tổng thể, kế hoạch đầu tư phát triển dự án nguồn và đường dây truyền tải đồng bộ để đảm bảo truyền tải được công suất các dự án Điện năng lượng mặt trời các khu vực có lợi thế; Có cơ chế, chính sách xã hội hóa các nhánh công trình truyền tải điện, đấu nối các dự án, cụm dự án để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư giảm áp lực đầu tư cho ngành điện.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách ổn định, dài hạn quy định việc phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo để các nhà đầu tư có cơ sở và thời gian nghiên cứu, tính toán và chuẩn bị nguồn lực đầu tư; Cần có cơ chế tháo gỡ những quy định không phù hợp (Quy định công suất < 1mw/dự án) và tiếp tục khuyến khích đầu tư phát triển các dự án Điện mặt trời mái nhà;

Cuối cùng, cần có cơ chế, quy định khuyến khích các Nhà đầu tư đầu tư phát triển kinh doanh hệ thống lưu trữ điện năng (Pin, ắc quy …) để tăng khả năng tự điều tiết lưới điện và ổn định công suất lưới điện.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả