Lãi suất ngân hàng giảm sốc: Đầu tư vào đâu sinh lời nhiều nhất?
Theo các chuyên gia tài chính - kinh tế, lãi suất huy động giảm rất sâu như hiện tại sẽ kích thích dòng tiền chuyển dịch từ gửi tiết kiệm sang đầu tư bất động sản. Nhưng để dòng tiền sinh lời bền vững, nhà đầu tư cần tuân thủ 4 “tiêu chí vàng”.
Lãi suất giảm kỷ lục, đầu tư bất động sản lên ngôi
So với trước Tết Nguyên đán, mặt bằng lãi suất huy động hiện đã giảm thêm khoảng 0,5%/năm khi kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ còn chưa đến 4%/năm, kỳ hạn từ 13 đến 36 tháng cũng không quá 5,5%/năm - mức thấp nhất trong hàng chục năm qua.
Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2021 của Công ty Chứng khoán Vietcombank nhận định, lãi suất huy động có thể tiếp tục giảm thêm, sau đó ổn định ở mặt bằng thấp. Đồng quan điểm, TS Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng thời gian tới, mặt bằng lãi suất khả năng sẽ giảm nhẹ do lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp.
Lãi suất huy động liên tục giảm xuống mức kỷ lục khiến nhiều người có tiền nhàn rỗi không còn mặn mà với việc gửi tiết kiệm. Theo thống kê đến cuối tháng 8/2020, lượng tiền gửi của người dân vào các ngân hàng chỉ tăng hơn 260.000 tỷ, trong khi cùng kỳ các năm trước tăng từ 300.000 đến 400.000 tỷ. So với mức tăng của 8 tháng đầu năm trước, lượng tiền người dân gửi thêm vào hệ thống ngân hàng nay giảm gần 30%.
Theo phân tích của chuyên gia Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, khi lãi suất ngày một thấp, dòng tiền sẽ dịch chuyển khỏi ngân hàng và nhiều khả năng đổ dồn vào BĐS. “Nguồn cung BĐS ở đô thị lớn trong trung hạn không tăng nhiều nên đây là kênh có tiềm năng tăng giá mà người có tiền tỷ nhắm đến”, ông Thành nhận định.
Thực tế cũng cho thấy đang có một làn sóng đầu tư bất động sản mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Một số dự án tăng 20 - 30% so với thời điểm trước tết, trong đó có dự án cao cấp đã lên tới trăm triệu đồng/m2, thậm chí có nơi, có địa phương xảy ra sốt đất cục bộ.
Bốn “tiêu chí vàng” lựa chọn dự án để xuống tiền
Theo nhiều chuyên gia bất động sản, nhà đầu tư muốn tham gia thị trường cần nắm được ít nhất 4 nguyên tắc sau:
Thứ nhất, để đảm bảo mức sinh lời cao nhất và bền vững nhất cho dòng vốn đầu tư, lựa chọn dự án nằm ở những “tọa độ tăng trưởng” của các đô thị lớn là ưu tiên hàng đầu. Tại Hà Nội, khu Đông và khu phía Tây hiện là hai cực phát triển sôi động nhất. Trong đó, khu phía Tây đang bứt phá mạnh mẽ trở thành “điểm nóng” của thị trường Thủ đô nhờ nằm ngay trung tâm chính trị - hành chính quốc gia mới. Đây cũng là “lòng chảo” quy tụ hàng loạt “ông lớn” cùng các dự án “bom tấn” như Vinhomes với đại đô thị quốc tế Vinhomes Smart City quy mô 280 hecta, Vinaconex với Bắc An Khánh diện tích 260 hecta, Nam Cường với dự án Dương Nội 197 hecta...
Thứ hai, các chuyên gia lưu ý, những dự án nằm ở nơi giao cắt của những tuyến đường huyết mạch chính là những “gà đẻ trứng vàng” nhờ tiềm năng tăng giá mạnh mẽ. Với khu vực phía Tây, lợi thế đó thuộc về các dự án nằm bên tuyến đại lộ “xương sống” Thăng Long như Vinhomes Smart City. Đặc biệt, đây là dự án duy nhất có các phân khu như Sapphire 3, Sapphire Parkville hưởng trọn lợi ích “siêu kết nối” khi có cả 3 tuyến metro 5, 6, 7 được quy hoạch chạy qua.
Về lợi thế này, theo CBRE Việt Nam, kinh nghiệm từ các nước cho thấy dự án metro sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất lên giá trị BĐS. Như tại TP.HCM, trong giai đoạn từ 2015 - 2020, khi tuyến metro phía Đông dần hình thành, giá bán căn hộ quanh trục giao thông này đã tăng từ 25 - 75% so với lúc mới tung ra thị trường.
“Về lý thuyết, một tòa nhà nằm gần trạm trung chuyển công cộng thường có giá thuê hoặc giá bán cao hơn so với những tòa nhà nằm xa hơn vì hệ thống giao thông công cộng tốt cho phép cư dân sống gần đó dễ dàng di chuyển đến các điểm quan trọng. Điều này đã được kiểm chứng tại một số quốc gia với giá bán nhà tại những nơi gần hệ thống giao thông công cộng có giá trị cao hơn từ 6% đến 45%”, ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc điều hành của CBRE Việt Nam, lý giải.
Vinhomes Smart City là dự án hội đủ các yếu tố vàng hấp dẫn các nhà đầu tư
Thứ ba, hạ tầng và tiện ích đồng bộ của dự án cũng là “chìa khóa” quyết định hiệu quả của khoản đầu tư. Nhận định về xu hướng thị trường BĐS 2021, JLL Việt Nam cho rằng mô hình “đô thị trong đô thị” sẽ dẫn dắt và chiếm ưu thế bởi “người mua nhà ngày càng quan tâm hơn đến môi trường sống lành mạnh và bền vững để an cư hơn là một không gian để ở đơn thuần”. Do đó, những dự án sở hữu cả trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm và các hạ tầng, tiện ích chăm sóc sức khỏe như công viên, bể bơi, khu thể thao… sẽ có sức hấp dẫn và tính thanh khoản cao hơn cả.
Ngoài ra, ngày nay, giá trị của một căn hộ sang trọng không chỉ thể hiện bằng tiền, mà còn là khả năng phát triển mối quan hệ của chủ nhân với tầng lớp tinh hoa trong xã hội. Đây là lý do vì sao những mô hình thành phố quốc tế như Vinhomes Smart City có thể thu hút được lượng lớn cư dân thành đạt, có nguồn tài chính dồi dào cùng hàng chục nghìn người nước ngoài với tri thức cao chuyển về sinh sống. “Lực cầu cao, cả cầu mua và cầu thuê, chính là đòn bẩy giúp gia tăng nhanh chóng giá trị bất động sản”, ông Nguyễn Văn Đính, phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam phân tích.
Tiêu chí cuối cùng mà nhà đầu tư BĐS không nên bỏ qua là lựa chọn chủ đầu tư uy tín. Không chỉ có tiềm lực tài chính vững chắc để kiến tạo nên những sản phẩm, tiện ích đẳng cấp mà chủ đầu tư với uy tín kinh doanh và kinh nghiệm vận hành sẽ giúp đảm bảo giá trị bền vững của bất động sản. Theo các chuyên gia, với sự đồng hành của chủ đầu tư uy tín, nhà đầu tư có thể “kê cao gối” hưởng “trái ngọt” khi bất động sản tự động gia tăng giá trị và sinh lời.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận