Lãi suất huy động tăng thì sao? Thì tốt chứ sao nữa
Trong bài phân tích gần đây với tiêu đề "Bàn về triển vọng thị trường dài hạn: thời kỳ đầu tư tăng trưởng", tôi đã phân tích rõ rồi: "Năm nay tín dụng tăng trưởng từ âm sang dương, đánh dấu giai đoạn chuyển từ thu hẹp nợ sang mở rộng nợ trở lại, vậy tiền rẻ do tiền thừa năm 2023 sẽ không còn nữa.
Mà tiền sẽ đi vào nền kinh tế qua cánh cổng tín dụng, dòng tiền đi vào nền kinh tế trở thành dòng vốn, tạo ra việc làm mới, tạo ra giá trị thặng dư, tạo ra đô la mang về cho đất nước, và quan trọng hơn là tạo ra nhu cầu tín dụng mới, qua đó thúc đẩy tín dụng tăng trưởng thêm nữa, tạo thêm tiền trong xã hội.
Xưa kia tiền thừa tiền rẻ, giá cổ phiếu rẻ, quen với điều này rồi. Nên bây giờ nhiều anh chị sẽ thấy khó chơi, vì trong môi trường này, cơ hội đầu tư chỉ xuất hiện trên một vài nhóm ngành nhất định, trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế và chu kỳ thị trường.
Tức là, cho đến một thời điểm nào đó trong chu kỳ, một hai ngành nào đó gặp khúc thuận lợi trong chu kỳ kinh tế, thì các cổ trong ngành sẽ tăng mạnh lợi nhuận làm PE tụt sâu, giúp giá cổ phiếu bứt phá, từ cổ phiếu đắt thành cổ phiếu rẻ hấp dẫn để đầu tư. Các ngành sẽ thay nhau dẫn dắt, tạo ra những cổ phiếu hấp dẫn mới."
Tín dụng tăng thì dĩ nhiên nhu cầu huy động cũng tăng. Lãi suất huy động tăng chính là xác nhận tín dụng đang đẻ ra tín dụng, nên cần tăng lãi suất huy động để tăng trưởng huy động theo kịp tăng trưởng tín dụng. Điều này tốt cho nền kinh tế, tốt cho các ngành nghề đang có triển vọng, nhưng không tốt cho các cổ phiếu không có tiềm năng.
Anh chị cần phải tỉnh táo nhận diện chỗ này để định vị danh mục đầu tư đúng chỗ. Đừng suốt ngày BDS, chứng khoán, thép thủng nữa...
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận