Kỳ vọng mới cho thị trường chứng khoán năm 2022
Dù gặp nhiều khó khăn thách thức trong năm 2021 bởi làn sóng dịch COVID-19 do biến chủng Delta gây ra, Tuy nhiên, sang năm 2022, kinh tế Việt Nam sẽ trở lại trạng thái “bình thường mới” với triển vọng tăng trưởng tươi sáng và vững chắc hơn nhờ đạt tỷ lệ tiêm chủng cao. GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 7,0 - 7,5% so với cùng kỳ vào năm 2022, với tốc độ phục hồi cao trên mọi phương diện.
4 động lực tăng trưởng kinh tế trong năm 2022
Năm 2021 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, bởi làn sóng dịch COVID-19 do biến chủng Delta gây ra. GDP Việt Nam trong quý III/2021 giảm 6,0% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng hàng quý thấp nhất từng được Tổng cục Thống kê (TCTK) ghi nhận. GDP quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính cả năm 2021, GDP Việt Nam tăng 2,58%.
Bước sang năm 2022, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu nhiều rủi ro vĩ mô, có thể kể đến như:
Lưu ý rằng, tính đến tháng 10/2021, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 17% giá trị xuất khẩu (đứng thứ hai sau Mỹ) và 33% giá trị nhập khẩu. Ngoài ra, Trung Quốc đứng thứ tư trong số các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong tháng 11/2021.
Dù phải đối mặt với nhiều rủi ro vĩ mô nhưng kinh tế Việt Nam sẽ trở lại trạng thái “bình thường mới”, với triển vọng tăng trưởng tươi sáng và vững chắc hơn nhờ đạt tỷ lệ tiêm chủng cao. GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 7,0-7,5% so với cùng kỳ vào năm 2022, với tốc độ phục hồi cao trên mọi phương diện.
4 động lực tăng trưởng chính đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022:
Động lực thứ nhất: Cầu nội địa phục hồi là lực đẩy quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022. Các yếu tố thúc đẩy sự phục hồi của tiêu dùng nội địa trong năm tới bao gồm: thu nhập thực của người dân được cải thiện; du lịch hồi sinh sau khi các chuyến bay quốc tế được cấp phép cho mục đích thương mại kể từ quý IV/2021; Quốc hội đã thông qua gói kích thích kinh tế mới với quy mô khoảng 4,2% GDP để phục hồi nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng trong nước.
Động lực thứ hai: Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam duy trì khả quan nhờ thương mại toàn cầu được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2022, những lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do ký kết gần đây như EVFTA và RCEP và chi phí vận chuyển dự kiến sẽ dần bình thường hóa từ năm 2021.
Động lực thứ ba: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có thể phục hồi mạnh trong năm 2022 nhờ: Việt Nam có kế hoạch nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế từ đầu năm 2022; vẫn là một địa điểm hấp dẫn đối với các công ty nước ngoài trong chiến lược đa dạng hóa "Trung Quốc + 1"; lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) rất tiến bộ như CPTPP, EVFTA, RCEP giúp các nhà đầu tư vào Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi lớn về thuế khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước đã có FTA với Việt Nam.
Động lực thứ tư: Quốc hội đã thông qua gói kích thích kinh tế mới với quy mô khoảng 4,2% GDP để phục hồi nền kinh tế. Bênh cạnh đó, Chính phủ có kế hoạch tăng cường đầu tư công vào năm 2022 để bù đắp cho sự suy giảm của các động lực tăng trưởng khác.
Chính sách tiền tệ tiếp tục kỳ vọng được nới lỏng
Trong năm 2022, kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng ít nhất cho đến cuối quý II/2022 để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, thông qua giảm lãi suất cho vay, tiếp tục mua vào ngoại tệ và bơm thanh khoản tiền đồng ra thị trường, cũng như nâng trần tín dụng cho các NHTM. Chúng tôi dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2022 có thể tăng lên mức 13-14%.
Về lãi suất cho vay: NHNN có thể mở rộng hơn nữa quy mô gói cấp bù lãi suất lên mức khoảng 40.000 tỷ đồng, giúp cho mặt bằng lãi suất cho vay bình quân giảm thêm 20-40 điểm cơ bản.
Về lãi suất huy động: Kỳ vọng lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ 30-50 điểm cơ bản trong năm tới do: nhu cầu huy động vốn cao hơn khi tín dụng được đẩy mạnh; áp lực lạm phát ở Việt Nam có thể gia tăng vào năm 2022; kênh tiền gửi sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán để thu hút dòng vốn. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động sẽ vẫn thấp hơn khoảng 1 điểm % so với thời điểm trước đại dịch.
Về tỷ giá: Đồng Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục ổn định trong năm tới nhờ duy trì thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối tăng cao. Theo đó, cặp tỷ giá USD/VND có thể tiếp tục duy trì trong kênh giá hẹp trong năm tới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một năm rất thành công với việc chỉ số VN - Index đạt mức tăng trưởng 35,7% kể từ đầu năm (kết thúc phiên ngày 31/12/2021) và thuộc nhóm những thị trường tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới.
Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021 được hậu thuẫn bởi: sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của các công ty niêm yết bất chấp đại dịch; môi trường lãi suất thấp đã khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm hơn đến thị trường chứng khoán; tốc độ bao phủ tiêm chủng tăng nhanh giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư và thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.
Sang năm 2022, một số yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán tiếp tục là năm thành công, đó là:
Một số ngành dự kiến có sự cải thiện mạnh mẽ về tăng trưởng lợi nhuận, bao gồm: Hàng hóa công nghiệp và dịch vụ, bán lẻ và bất động sản.
Đối với năm 2023, tăng trưởng EPS của các công ty niêm yết trên HOSE được dự báo ở mức 19% so với cùng kỳ, vẫn cao hơn tăng trưởng bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2017-2020.
Trong bối cảnh lãi suất huy động thấp, nhà đầu tư cá nhân có thể sẽ tiếp tục chuyển hướng sang các kênh đầu tư khác có lợi suất cao hơn; tiêu biểu là đầu tư chứng khoán.
Tại thời điểm ngày 31/12/2021, theo dữ liệu của Bloomberg, VN-Index đang giao dịch ở mức P/E trượt 12 tháng là 17,5 lần, cao hơn một chút so với mức P/E hồi đầu năm 2021 ở mức 17,3 lần. Định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn khá hấp dẫn trong trung hạn với P/E dự phóng 2022 và 2023 lần lượt ở mức là 14,0 lần và 11,9 lần (thấp hơn P/E trung bình 3 năm gần nhất là 16,1 lần).
Kỳ vọng VN-Index đạt 1.700-1.750 điểm trong năm 2022, dựa trên các giả định sau: (1) Kỳ vọng P/E của VN-Index vào khoảng 16,0-16,5 lần vào cuối năm 2022; (2) Dự báo lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp trên HOSE sẽ tăng trưởng 23% so với cùng kỳ và tỷ suất lợi tức cổ phần của VN-Index năm 2022 ở mức 1,4%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận