24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Mạnh Tưởng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

“Kỳ lân” VNG liên tục thua lỗ nhưng cổ phiếu vẫn đắt giá nhất sàn

Sau năm 2022 kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng, “kỳ lân” công nghệ đầu tiên của Việt Nam - VNG - tiếp tục kéo dài mạch lỗ ở quý đầu tiên của năm 2023.

Theo báo cáo tài chính quý I/2023 vừa công bố, Công ty CP VNG (UpCOM: VNZ) ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 1.852 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận gộp đạt hơn 847 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp giảm 57% so với cùng kỳ, xuống còn hơn 18 tỷ đồng, trong khi, chi phí cho hoạt động này lại tăng 109% so với cùng kỳ, lên 8 tỷ đồng, trong đó, chi phí lãi vay chiếm 4,7 tỷ đồng.

Mặc dù, doanh nghiệp cắt giảm được 4% chi phí bán hàng, xuống còn hơn 543 tỷ đồng. Nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 24% so với cùng kỳ, lên hơn 337 tỷ đồng, cùng với khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết 27,5 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp ghi nhận lỗ hơn 51 tỷ đồng. Kết quả, kết thúc quý I, “kỳ lân” công nghệ VNZ lỗ sau thuế hơn 90 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lỗ 40,5 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 16 tỷ đồng.

Trước đó, trong năm 2022, VNZ cũng đã trải qua một năm kinh doanh khá bết bát, với mức lỗ trước thuế 943 tỷ đồng, lỗ sau thuế lên đến 1.315 tỷ đồng. Lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ ở mức 858 tỷ đồng – mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của VNZ. Đây không những là số lỗ kỷ lục mà còn là lần đầu tiên cả 3 chỉ tiêu này đều ở mức âm trong lịch sử hoạt động của VNZ.

Tính đến cuối quý I/2023, tổng tài sản của VNZ đạt gần 8.976 tỷ đồng, giảm nhẹ gần 1% so với hồi đầu năm. Trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tiền và tương đương tiền chiếm gần 2.838 tỷ đồng, tăng gần 8% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền mặt là gần 2.178 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn hơn 1.203 tỷ đồng. Doanh nghiệp có hơn 1.547 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn, trong đó, đầu tư vào công ty liên kết hơn 1.264 tỷ đồng.

Nợ phải trả của doanh nghiệp tính đến cuối quý I tăng hơn 4,4%, lên hơn 3.953 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngán hạn chiếm hơn 2.749 tỷ đồng, chủ yếu là phải trả người bán ngắn hạn hơn 837 tỷ đồng, chi phí phải trả ngắn hạn hơ 899 tỷ đồng, phải trả ngắn hạn khác hơn 717 tỷ đồng. Vay nợ ngắn hạn chỉ 82,5 tỷ đồng; vay nợ dài hạn hơn 581 tỷ đồng, tăng 45% so với đầu năm.

“Kỳ lân” VNG liên tục thua lỗ nhưng cổ phiếu vẫn đắt giá nhất sàn

Kinh doanh liên tục thua lỗ, nhưng cổ phiếu VNZ vẫn đắt giá nhất trên sàn chứng khoán.

Mặc dù kết quả kinh doanh bết bát và liên tục thua lỗ, nhưng cổ phiếu VNZ vẫn là cổ phiếu có giá trị cao nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay, với mức giá 790.000 đồng/cổ phiếu, mặc dù đã giảm gần 42% từ mức đỉnh giá 1.358.700 đồng/cổ phiếu thiết lập vào ngày 15/2.

Từ khi lên sàn UpCOM vào ngày 5/1/2023, cổ phiếu VNZ đã nhanh chóng trở thành hiện tượng “độc lạ” trên thị trường chứng khoán Việt Nam và được giới đầu tư ví von là siêu cổ phiếu. Sau 14 phiên giao dịch liên tiếp trắng thanh khoản đầu tiên, đến phiên giao dịch thứ 15, cổ phiếu này tăng trần liên tiếp 11 phiên sau đó, đưa thị giá cổ phiếu từ 240.000 đồng lên mức giá kỷ lục 1.358.700 đồng/cổ phiếu. Điều lạ nữa là, trong 11 phiên tăng trần liên tiếp này, có đến 7 phiên thanh khoản chỉ với vỏn vẹn 100 cổ phiếu được giao dịch.

Sau chuỗi “bốc đầu” ấn tượng này, cổ phiếu VNZ bắt đầu chuỗi giảm giá vào phiên giao dịch ngày 16/2, đến ngày 28/3, cổ phiếu này giảm còn 694.300 đồng/cổ phiếu và hiện đang giao dịch với thị giá 790.000 đồng/cổ phiếu (chốt phiên giao dịch ngày 4/5), thanh khoản cổ phiếu cũng nhỏ giọt chỉ vài trăm cổ phiếu giao dịch mỗi phiên. Cá biệt trong phiên giao dịch ngày 26/4 vừa qua, chỉ có duy nhất 1 cổ phiếu VNZ được giao dịch thành công với giá 830.000 đồng. Trong tháng 4, cổ phiếu VNZ cũng có 14 phiên tăng điểm, 5 phiên giảm điểm và 1 phiên đứng giá.

Theo các chuyên gia chứng khoán, trường hợp như VNZ không hiếm, đặc biệt ở những mã cổ phiếu mới niêm yết trên sàn. Những mã cổ phiếu này phần lớn được đăng ký giao dịch trên sàn UpCOM, thường có chung kịch bản là tăng trần liên tục sau khi lên sàn với thanh khoản chỉ vài trăm cổ phiếu/phiên. Khi giá cổ phiếu đã tăng bằng lần so với giá khởi điểm, dần dần lượng giao dịch sẽ tăng lên. Sau một thời gian tăng nóng, cổ phiếu sẽ dần giảm giá mạnh, sau đó, lại hồi tăng trở lại. Khi đó sẽ có những pha kéo, xả liên tục và nhà đầu tư của những cổ phiếu này sẽ như ngồi trên “tàu lượn siêu tốc”.

“Việc thanh khoản èo uột của cổ phiếu này là do cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp khá cô đặc, khi một lượng lớn cổ phiếu hiện đang nằm trong tay của các cổ đông nước ngoài và các lãnh đạo cấp cao của công ty. Tỷ lệ free float (cổ phiếu trôi nổi tự do) của VNZ thấp có khả năng biến động lớn, nên đồng nghĩa với rủi ro cao khi giá cổ phiếu có thể dễ dàng bị thao túng”, một vị chuyên gia cảnh báo.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
395.00 -4.70 (-1.18%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả