menu
Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2024
Phuong Nghi Smart Stock Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2024

1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Tháng 11/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục tăng do tác động của nhiều yếu tố, bao gồm: Giá điện sinh hoạt, giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng do nhu cầu cuối năm cùng EVN tăng giá điện là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng với các điểm chính sau:

+ Tháng 11/2024: CPI tăng +0,13% MoM; Tăng +2,65% so với tháng 12/2023 và Tăng +2,77% YoY.

+ Bình quân 11T.2024: CPI tăng +3,69% YoY

+ Lạm phát cơ bản: Tháng 11/2024, lạm phát cơ bản tăng +0,24% MoM và +2,77% YoY. Bình quân 11T.2024, lạm phát cơ bản tăng +2,7%

* Các nhóm hàng hóa và dịch vụ tác động đến CPI tháng 11/2024:

Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2024

(Nguồn: GSO)

Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng: Tăng mạnh nhất, ở mức +0,87%, chủ yếu tăng ở một số mặt hàng sau:

+ Giá điện sinh hoạt tăng +2,03% so với tháng trước do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10/2024.

+ Giá dầu hỏa tăng +3,57% so với tháng trước do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng;

+ Giá gas tăng +2,25% do từ ngày 01/11/2024, giá gas trong nước điều chỉnh tăng theo giá gas thế giới;

+ Giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng +0,62% do nhu cầu tăng vào dịp cuối năm;

+ Giá thuê nhà tăng +0,45% do giá mua bán nhà đất và chung cư tăng cao;

+ Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng +0,28% do giá xi măng, giá thép tăng trong bối cảnh giá điện, than, bao bì tăng;

Ở chiều ngược lại, giá nước sinh hoạt giảm 0,43% do đã chuyển sang thời tiết mùa đông nên nhu cầu tiêu dùng giảm.

Hàng hóa và dịch vụ khác: Tăng +0,29% do giá vàng, đồ teang sức tăng +2,35% theo giá vàng trong nước; dịch vụ chăm sóc cá nhân và chi phí dịch vụ khác đều tăng.
Nhóm đồ uống và thuốc lá: Tăng +0,26%, chủ yếu do giá nguyên liệu sản xuất đồ uống và tỷ giá đô la Mỹ tăng.
Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép: Tăng +0,21% do chi phí nhân công, chi phí vật liệu và nhu cầu mua sắm tăng khi thời tiết chuyển mùa, dịp cuối năm.

2. IIP - Chỉ số sản xuất công nghiệp.

IIP T11.24 tăng +2,3% MoM và tăng +8,9% YoY. Trong đó:

+Ngành chế biến, chế tạo tăng +11,2% YoY;

+ Ngành sản xuất và phân phối điện tăng +5,5% YoY;

+ Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng +6,7% YoY;

+ Ngành khai khoáng giảm -9,8% YoY.

IIP 11T.2024 tăng +8,4% YoY (11T.2023 tăng +0,9%). Trong đó,

+ Ngành chế biến, chế tạo tăng +9,7% (cùng kỳ năm 2023 tăng +1,0%), đóng góp 8,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung;

+ Ngành sản xuất và phân phối điện tăng +10,2%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm;

+ Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng +9,6%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm;

+ Ngành khai khoáng giảm -7,3%, làm giảm 1,2 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Xét theo ngành cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước:
Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2024

(Nguồn: GSO)

3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 11/2024 ước đạt 562,0 nghìn tỷ đồng, tăng +8,8% YoY. Trong đó:

+ Nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng +11,2%;

+ Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng +12,9%;

+ Doanh thu du lịch lữ hành tăng +12,5% do lượng khách quốc tế đến Việt Nam và khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2024

(Nguồn: GSO)

4. Xuất nhập khẩu

Trong tháng 11.24, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 66,4 tỷ USD, giảm -4,1% MoM và tăng +9,0% YoY.

Tính chung 11T.2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng +15,4% YoY, trong đó:

+ Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369,93 tỷ USD, tăng +14,4%; 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD bao gồm (Điện tử, máy tính và linh kiện +26,3%; Điện thoại và linh kiện +3,2%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác +21,6%; Dệt, may +10,6%; Giày dép +12,9%; Gỗ và sản phẩm gỗ +21,2%; Phương tiện vận tải và phụ tùng +6,0%)
Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2024

(Nguồn: GSO)

+ Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 345,62 tỷ USD, tăng +16,4%. 5 Mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD bao gồm: Điện tử, máy tính và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Vải, Sắt thép, Chất dẻo lần lượt tăng +22,4%; +17,3%; +14,4%; +20,3%; +18,4%)
Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2024

(Nguồn: GSO)

Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 11T.2024

+ Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 108,9 tỷ USD. Xuất siêu sang Hoa Kỳ đạt 95,4 tỷ USD tăng +26,7% YoY.
+ Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 130,2 tỷ USD. Nhập siêu từ Trung Quốc 75,0 tỷ USD, tăng +67,7%;

5. Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Trong tháng 11, tổng vốn đăng ký bao gồm: Đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài khá lớn so với các tháng trong năm với giá trị đạt gần 4,12 tỷ USD, tăng gần +33% YoY.

Lũy kế 11 tháng, tổng vốn đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng +1% YoY.

Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2024

(Nguồn: GSO)

Về vốn thực hiện, tính đến 30/11, các dự án đầu tư nước ngoài ước tính đã giải ngân được khoảng khoảng 21,68 tỷ USD, tăng +7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Tính riêng tháng 11, ước tính giải ngân 2,1 tỷ USD.

Xét về Số lượng dự án cấp mới tăng thêm 292 dự án, tăng 14% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 28,3%). Và TP HCM dẫn đầu cả nước cả về thu hút số dự án mới (chiếm 42,3%) cả nước.

Trong 55 tỉnh, thành phố trên cả nước nhận vốn ĐTNN trong 11 tháng, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2024

(Nguồn: GSO)

Xét theo lĩnh vực: Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 11 tháng.

6. Vận tải & du lịch

Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11 tăng cao nhất từ đầu năm đến nay. Dự kiến ngành du lịch sẽ hoàn thành mục tiêu đón 17 - 18 triệu khách quốc tế năm 2024.

Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2024

(Nguồn: GSO)

+ Trong tháng 11/2024 , khách quốc tế đến nước ta ước đạt 1,7 triệu lượt người, tăng +38,8% YoY.

+ Tính chung 11T. 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 15,8 triệu lượt người, tăng +41,0% YoY.

Trong tổng số 15,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam:

+ Hàng không đạt gần 13,4 triệu lượt người, chiếm 84,5% lượng khách quốc tế đến và tăng +36,4 YoY.
+ Đường bộ đạt hơn 2,2 triệu lượt người, chiếm 14,1% và tăng +67,4% YoY;
+ Đường biển đạt 221,2 nghìn lượt người, chiếm 1,4% và tăng +151,7%.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả