Kinh nghiệm lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn
Nếu lướt sóng cổ phiếu, chúng ta có thể xem nhẹ những điều dưới đây. Nhưng nếu cân nhắc mua và nắm giữ dài hạn, thì đây là những điều mà theo kinh nghiệm của tôi - một người làm đầu tư M&A.
Phần I: Các loại cổ phiếu KHÔNG nên đầu tư dài hạn
Nếu lướt sóng cổ phiếu, chúng ta có thể xem nhẹ những điều dưới đây. Nhưng nếu cân nhắc mua và nắm giữ dài hạn, thì đây là những điều mà theo kinh nghiệm của tôi - một người làm đầu tư M&A. Chúng ta nên loại bỏ ngay khỏi danh mục của mình, ngay cả trong một số trường hợp danh nghiệp khi ngành nghề, doanh nghiệp đó được đánh giá cao về triển vọng kinh doanh.
1. CỔ PHIẾU KHÔNG "CHÍNH TRỰC"
Các dấu hiệu không “chính trực” và tiềm ẩn rủi ro đạo đức của doanh nghiệp hay lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm:
- Thường xuyên thay đổi đơn vị kiểm toán (2,3 năm 1 lần), hoặc đổi công ty kiểm toán lớn sang công ty kiểm toán ít danh tiếng hơn.
- Thường xuyên chậm công bố báo cáo tài chính,
- Lãnh đạo, người thân thường xuyên công bố mua/bán giao dịch cổ phiếu hoặc thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu (bao gồm cả giao dịch công khai).
- Lãnh đạo đồng thời có cổ phần/lợi ích (qua người thân) ở các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp có các giao dịch kinh tế với công ty đầu tư.
- Danh sách cơ cấu cổ đông “bí ẩn” (*)
- Hệ thống quản trị kinh doanh không lành mạnh (**)
Giải thích chi tiết xin để bài viết phần sau, ở đây mình sẽ lấy ví dụ câu chuyện thực tế và giải thích lý do chung:
Khi đầu tư chứng khoán dài hạn, hiểu cách thuần túy nhất là chúng ta gửi tiền cho người khác thực hiện ý tưởng, chiến lược kinh doanh của họ.
Điều trước tiên cần đánh giá khi góp vốn với người khác là người ta có đáng tin cậy hay không. Tiềm năng & triển vọng kinh doanh là yếu tố rất quan trọng, nhưng vẫn nên được xếp vị trí thứ 2.
Câu chuyện đầu tư thực tế:
Năm 2020 là giai đoạn thực hiện quản lý biên giới gay gắt. Các hàng hóa nhập lậu (đặc biệt qua biên giới Campuchia & Laos) trở lên khó khăn hơn rất nhiều. Nhận thấy điều đấy, chúng tôi tăng tỷ trọng đầu tư cho một công ty sản xuất loại hàng hóa tiêu dùng, loại hàng bị cạnh tranh trực tiếp từ loại hàng hóa nhập lậu này.
Cùng với những dấu hiệu khác trên thị trường (mẫu hàng hóa cạnh tranh cạn kiệt) và trên bảng báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp cho thấy những dấu hiệu doanh thu tăng trưởng đột biến trong giai đoạn này (khoản mục ngắn hạn: nguyên vật liệu, phải trả nhà cung cấp… đều tăng mạnh).
Nhưng chúng tôi “không hiểu sao” khi doanh thu/kết quả kinh doanh trong thời điểm đó lại “rất bình thường” chứ không tăng trưởng đột biến như kỳ vọng.
Mặc dù giá cổ phiếu của công ty đó vẫn tăng tương đối trong thời điểm đó (do xu hướng tăng chung của thị trường). Nhưng có vẻ như một khoản thu không nhỏ của doanh nghiệp đã “tuột” khỏi túi của các cổ đông nhỏ lẻ như chúng tôi.
Nếu anh/chị nhà đầu tư làm kinh doanh, làm kế toán, hoặc công tác ở một số vị trí cao trong tổ chức kinh tế có lẽ không cần giải thích thêm về tình trạng “2 sổ kế toán” hay kê khai thuế không đầy đủ ở doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhưng thực tế theo kinh nghiệm của chúng tôi, điều này vẫn xảy ra với các doanh nghiệp niêm yết có hệ thống quản trị không lành mạnh trên sàn, hoặc có các dấu hiệu như miêu tả ở trên.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận