24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Chính Đức
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Khủng hoảng nguồn cung phân bón đe dọa an ninh lương thực ở Mỹ Latinh

Do Nga là nhà sản xuất nitơ và phốt pho lớn thứ tư và là nhà sản xuất kali lớn thứ ba thế giới, việc đóng cửa thị trường này đã khiến giá cả liên tục tăng.

vna-potal-lhq-tim-cach-dua-han-5402-2282 data-natural-width640

Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất phân bón ở Berezniki, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Kể từ trước khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, các nhà sản xuất nông nghiệp đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt phân bón cũng như giá nguyên liệu đầu vào tăng cao do các vấn đề trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo trang mạng America Economia, khủng hoảng nguồn cung phân bón từ Nga đã khiến lạm phát tăng mạnh và đe dọa an ninh lương thực ở khu vực Mỹ Latinh.

Ngay khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra, một số quốc gia trong khu vực đã cố gắng dự trữ phân bón thông qua việc đặt mua trước, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu thế giới có đủ nguồn cung phân bón cho nửa cuối năm 2022 hay không?

Tại các cảng của Nga như Saint Petersburg và Murmansk, có tổng cộng 24 tàu đang dần cập bến, vận chuyển gần 678.000 tấn phân bón đến Brazil, quốc gia tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn thứ 4 thế giới, mặc dù nước này chỉ sản xuất 15% trên lãnh thổ của mình.

Đây là một tin tốt lành đối với “gã khổng lồ” Nam Mỹ khi bất chấp lệnh trừng phạt chống lại Nga, nước này đã cố gắng đảm bảo nguồn cung phân bón, đặc biệt là kali chloride (KCl) được sử dụng trong các cánh đồng trồng đậu tương và ngô.

Điều này là khả thi, theo một nhà kinh doanh phân bón, bởi vì chi nhánh nước ngoài của các công ty Nga vẫn tiếp tục thực hiện các đơn đặt hàng, trong khi các ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn được phép tiến hành thanh toán. Hiện tại, 11/24 tàu đã rời khỏi lãnh thổ Nga sau ngày 24/2, ngày Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Trong khi đó, các cảng của Brazil, chẳng hạn như Paranaguá, đang hoạt động hết công suất vì phải nhận một lượng phân bón lớn bất thường, sau khi các nhà nhập khẩu vội vàng đặt mua trước do lo ngại nguồn cung bị cắt giảm.

Paranaguá, một trong những cảng bận rộn nhất Brazil, có 18 tàu đang chờ dỡ hàng với khoảng 600.000 tấn phân bón từ nhiều nguồn khác nhau. Cơ quan quản lý cảng này cho biết tất cả 3,5 triệu tấn kho chứa của cảng đã được sử dụng, khiến công việc dỡ hàng trở nên khó khăn.

Tuy nhiên, các nước Mỹ Latinh còn lại đã không gặp may mắn như Brazil. Những khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu đầu vào là phân bón, nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, đã bắt đầu từ trước khủng hoảng ở Ukraine, do sự thiếu hụt phân bón hóa học nitơ và cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực hậu cần toàn cầu.

Tất cả những điều này đã tạo ra mức tăng giá phân bón lên tới 43% ở một số nơi trên thế giới. Và do Nga là nhà sản xuất nitơ và phốt pho lớn thứ tư và là nhà sản xuất kali lớn thứ ba thế giới, việc đóng cửa thị trường này đã khiến giá cả liên tục tăng.

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá phân bón quốc tế đã tăng trung bình hơn 40%. Đây là một thực trạng đáng lo ngại vì năm 2021 vốn đã khép lại với mức tăng giá hơn 100% đối với một số loại phân bón như urê. Các chuyên gia phân tích kinh tế đánh giá trong những tháng tới, giá phân bón sẽ tiếp tục tăng, nhưng mọi thứ sẽ phụ thuộc vào diễn biến xung đột giữa Nga và Ukraine.

Jorge Bedoya, Chủ tịch Hiệp hội Nông dân Colombia, lo ngại rằng nếu giá phân bón không giảm, những nhà sản xuất nông nghiệp, vốn đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng vào nửa cuối năm ngoái, và những người không có nguồn lực để gia nhập lại mạch sản xuất do chi phí cao, sẽ phá sản.

Colombia nhập khẩu hơn 2 triệu tấn phân bón mỗi năm. Trong đó, có đến 42% urê, nguyên liệu đầu vào phổ biến nhất, được nhập khẩu từ Nga và Ukraine.

Tương tự, ngành xuất khẩu nông sản của Ecuador cũng đang phải chịu đựng sự khan hiếm và môi trường giá tăng cao của phân bón, trong khi lại không thể xuất khẩu chuối sang Nga, một thị trường tiêu thụ quan trọng. Alfredo Saltos, Cố vấn nông nghiệp kiêm cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ecuador, cho biết mỗi ngày tình trạng này càng trở nên phức tạp.

Ecuador là một quốc gia xuất khẩu trái cây điển hình. Xuất khẩu chuối sang thị trường Nga chiếm đến 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Ecuador. Theo Cố vấn Saltos, 50% lượng phân đạm mà Ecuador nhập khẩu đến từ Nga và một tỷ lệ tương tự phân kali từ Ukraine.

Tại Peru, Hiệp hội quốc gia về nông nghiệp cảnh báo rằng việc thiếu phân bón sẽ khiến sản lượng quốc gia giảm 40% trong vòng 3-6 tháng tới. Điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng trong sản xuất gạo, khoai tây và ngô, và sẽ có tác động nghiêm trọng gấp đôi đối với các hộ gia đình Peru vốn đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lạm phát nhập khẩu.

Do đó, hiện tại mối quan tâm đối với các nhà sản xuất nông nghiệp Mỹ Latinh là giá cả và sự sẵn có của loại nguyên liệu đầu vào này.

Vấn đề phân bón không chỉ ảnh hưởng đến các cánh đồng nông nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến bàn ăn trong mỗi ngôi nhà Mỹ Latinh, khi giá lương thực đã tăng lên đáng kể làm tăng tỷ lệ lạm phát ở nhiều nước.

Chỉ trong ba tháng đầu năm nay, tỷ lệ lạm phát trung bình ở Mỹ Latinh đã vượt 7%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra cảnh báo rằng căng thẳng giữa Nga và Ukraine sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát ở khu vực, trong đó nổi bật là áp lực mà cuộc khủng hoảng này tạo ra đối với giá năng lượng trên toàn cầu, cùng với đó là rủi ro đối với nguồn cung tại các quốc gia trong khu vực.

Kịch bản về giá cả và lạm phát tăng cao đã hiện hữu. Ngay cả Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo dự báo mới nhất về thị trường hàng hóa cũng dự đoán rằng mức giá cao đang được ghi nhận vào thời điểm hiện tại đối với thực phẩm và năng lượng sẽ tiếp tục trong ba năm tới.

Tại thời điểm này, bất kỳ nỗ lực nào, cho dù của chính phủ hay của các công ty hoặc nhà sản xuất, là không đủ. Các vấn đề về nguồn cung và sự tăng giá phân bón chắc chắn sẽ kéo dài trong một thời gian, giống như cuộc khủng hoảng kho vận toàn cầu

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả