Khi làn sóng vỡ nợ của các quốc gia nghèo đạt đỉnh, đây là nỗi lo mới bùng phát
Các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lo ngại rằng nhiều nền kinh tế mới nổi có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến phát triển và niềm tin vào chính phủ.
Sau nhiều năm đối mặt với nợ công lớn, các quốc gia như Ghana, Sri Lanka và Zambia đã tìm cách giải quyết phần lớn những khoản nợ này. Tuy nhiên, IMF và các tổ chức khác cảnh báo rằng thiếu hụt thanh khoản - tức không đủ tiền mặt để duy trì hoạt động - có thể trở thành mối đe dọa lớn đối với nhiều nền kinh tế mới nổi. Điều này có thể kìm hãm phát triển kinh tế, cản trở các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, và thậm chí làm giảm lòng tin của người dân vào chính phủ và các tổ chức phương Tây.
Tại cuộc họp mùa thu của IMF và Ngân hàng Thế giới (World Bank) diễn ra ở Washington tuần này, vấn đề thiếu thanh khoản và cách giải quyết đang là trọng tâm. Khi các quốc gia phương Tây ngày càng miễn cưỡng trong việc gửi tiền viện trợ ra nước ngoài, câu hỏi lớn là làm sao để cung cấp hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn cho các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.
Ngân hàng Thế giới và IMF đã công nhận những khó khăn mà các nước đang phải đối mặt. Ngân hàng Thế giới đang có kế hoạch tăng năng lực cho vay thêm 30 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, trong khi IMF đã cắt giảm các khoản phụ phí để hạ thấp chi phí vay mượn cho những quốc gia gặp khó khăn nhất.
Tòa nhà trụ sở của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở Washington, Hoa Kỳ
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng các biện pháp này vẫn chưa đủ. Ví dụ, theo Ishak Diwan, Giám đốc Nghiên cứu tại Finance for Development Lab, mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu do IMF dẫn đầu không còn đủ sâu nữa. Dự báo dòng vốn ròng tiêu cực sẽ tiếp tục trong các năm 2023 và 2024, khi nguồn tài trợ mới từ IMF và các tổ chức đa phương khác không đủ để bù đắp cho chi phí ngày càng tăng.
Các ngân hàng phát triển, như Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ và Ngân hàng Phát triển châu Phi, đang nỗ lực phối hợp để tối đa hóa khả năng cho vay. Họ đang kêu gọi các quốc gia quyên góp tài sản dự trữ của IMF, gọi là "quyền rút vốn đặc biệt" (Special Drawing Rights - SDR), với hy vọng biến mỗi 1 USD đóng góp thành 8 USD cho vay.
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác vẫn đang vật lộn để thuyết phục các quốc gia phương Tây rót thêm vốn. Ngay cả những quốc gia giàu có cũng đang cắt giảm viện trợ. Pháp dự kiến cắt giảm 1,3 tỷ euro viện trợ nước ngoài, trong khi Anh đã thực hiện những biện pháp tương tự.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường