menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hương Mai

Khả năng khôn khéo về chính trị của Elon Musk

Điều hành nhiều công ty kiếm tiền khắp thế giới, Musk thể hiện khả năng khéo léo ứng xử trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Tự cho mình là một người theo đuổi quyền tự do ngôn luận mạnh mẽ, tỷ phú Elon Musk luôn bạo dạn trong khi đối đầu với các chính trị gia Mỹ. Tuy nhiên, ông lại có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn khi tiếp xúc các nhà lãnh đạo nước ngoài - những người đang nắm giữ quyền lực đối với mạng lưới kinh doanh toàn cầu của ông. Wall Street Journal gọi đó là "Học thuyết Musk".

Điều này thể hiện rõ trong tuần qua, đặc biệt trong cuộc phỏng vấn trực tiếp trên CNBC, khi Musk chọc ngoáy Tổng thống Joe Biden, chỉ trích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và bênh vực các bài đăng gây tranh cãi trên mạng xã hội của ông. "Tôi sẽ nói những gì tôi muốn và nếu hậu quả của việc đó là mất tiền thì cũng được", Musk tuyên bố hôm 16/5.

Nhưng cũng trong cuộc phỏng vấn, khi thảo luận về chủ đề Trung Quốc - nơi chiếm hơn 20% doanh số hàng năm của Tesla, Musk có thái độ khác. Ông ủng hộ quan điểm Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất. "Tôi chỉ đơn giản nói rằng đó là chính sách của họ. Và tôi nghĩ nên coi trọng lời nói của họ", ông đánh giá.

Trước đó, hồi tháng 10/2022, Musk cũng nêu quan điểm tương tự trên Financial Times. Tuyên bố khi ấy đã nhanh chóng nhận được sự khen ngợi từ Đại sứ Trung Quốc lúc bấy giờ tại Mỹ Qin Gang, cho rằng đó là "lời kêu gọi hòa bình".

WSJ đánh giá, Musk đang khéo léo điều chỉnh giữa tính cách thẳng thắn của mình và tính toán lạnh lùng của một CEO phương Tây trong một thế giới nơi các chính phủ có thể buộc ông phải khuất phục.

Bradley Tusk, nhà đầu tư mạo hiểm và chiến lược gia chính trị từng là cố vấn cho Uber về các vấn đề pháp lý cho rằng Musk hiểu rõ ở Mỹ thì muốn nói gì cũng được nhưng ở những quốc gia khác, bên cạnh luật pháp còn những yếu tố phức tạp. Vì vậy, với tư cách là người đứng đầu Tesla, SpaceX và Twitter, Musk nằm ở trung tâm của những ảnh hưởng chính trị, chương trình nghị sự toàn cầu và rủi ro mà công ty có thể đối diện.

Một số nhà phê bình cho rằng Musk sẽ điều chỉnh Twitter nương theo Trung Quốc vì Tesla phụ thuộc lớn vào thị trường này. Dù Trung Quốc đã cấm Twitter từ lâu, nhưng nước này vẫn tích cực sử dụng nó bên ngoài biên giới để gây ảnh hưởng.

Những thay đổi của Musk tại Twitter đang được cho là mang lợi ích cho nước này, theo Fergus Ryan, nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Australia. Ví dụ, Twitter tháng trước đã bỏ dán nhãn phương tiện truyền thông trực thuộc nhà nước cho các đơn vị, bao gồm Xinhua.

Ngoài Tesla hay Twitter, vai trò CEO của SpaceX cũng đòi hỏi Musk phải đối ngoại khôn khéo. Internet vệ tinh Starlink của công ty bắt đầu kinh doanh từ 2019 và hiện cung cấp dịch vụ tại hơn 50 quốc gia, bao gồm cả Ukraine - nơi chính phủ đang sử dụng để hỗ trợ cho cuộc chiến.

Dù vậy, Musk cũng không muốn mất lòng Tổng thống Nga Putin. Từ trước khi mua Twitter, Musk nói rằng một số vùng phía đông của Ukraine thích Nga hơn. Phát ngôn khiến Washington chỉ trích là tỷ phú này thân với Moskva hơn bất chấp việc đang hỗ trợ Ukraine với Starlink. Trả lời lại, Musk cho biết chỉ nói chuyện với ông Putin một lần vào khoảng nửa đầu 2021 về chủ đề không gian.

SpaceX cũng cung cấp dịch vụ không gian cho các quốc gia, chẳng hạn như thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ để phóng vệ tinh liên lạc Turksat 6A vào cuối năm nay. Các điều khoản của thỏa thuận không được tiết lộ nhưng giá tiêu chuẩn của một lần phóng Falcon 9 được công khai là 67 triệu USD.

Đầu tháng này, Twitter cho biết đã hạn chế hiển thị một số nội dung ở Thổ Nhĩ Kỳ trước cuộc bầu cử tổng thống của nước này, nơi ông Erdoğan phải đối mặt với cuộc đua sít sao nhất của mình trong 20 năm. Đối mặt với sự chỉ trích của người dùng, Musk phản bác lại: "Lựa chọn là điều chỉnh toàn bộ Twitter hoặc hạn chế quyền truy cập vào một số tweet. Bạn muốn cái nào?", ông tuyên bố.

Vào tháng 12, Elon Musk và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan được chụp ảnh bắt tay tại World Cup 2022 tại Qatar. Ông Erdoğan chỉ là một trong những nguyên thủ quốc gia mà Musk đã gặp trong những năm gần đây, bao gồm Tổng thống Indonesia Joko Widodo vào tháng 5/2022 và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tháng 4 năm nay.

Khi cuộc tranh luận về thái độ của Musk tiếp tục xoay quanh Thổ Nhĩ Kỳ, ông đã bay tới Paris đầu tuần qua để gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Điện Élysée trong một chương trình mời gọi thu hút đầu tư nước ngoài vào Pháp.

Ông đáp máy bay sau khi trải qua một cuối tuần với nhiệm vụ ngoại giao khác là lễ hội âm nhạc ở Cabo San Lucas, Mexico. Trong đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội, người ta thấy Musk vui vẻ lạc quan, lắc lư theo điệu nhạc và chắp tay thành biểu tượng trái tim.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại