Kẻ giả tạo sống nhờ miệng không phải tâm: 3 câu mà người đạo đức giả rất hay nói
Nhiều người thường tỏ ra mình là người có đạo đức, lễ nghĩa, nhưng tâm thuật bất chính. Họ thích phán xét, đàn áp người khác bằng những lời nói chứa đầy triết lý một cách khoa trương và sáo rỗng.
Biết ngay mà
Thay vì đóng góp ý kiến vào những thời điểm quan trọng, người giả tạo thường đợi tới lúc sự đã rồi mới bình phẩm. Thông qua những câu nói này, họ muốn thể hiện mình là người hiểu biết trong mắt người ngoài.
Do năng lực không đủ, họ không đủ tự tin để đưa ra ý kiến, nên sẽ cố chứng tỏ khi mọi chuyện như ván đã đóng thuyền, thể hiện mình thông minh hiểu biết. Kỳ thực thì trong cuộc sống, người càng chứng tỏ mình thông minh, hóa ra lại chẳng biết gì cả.
Thích dùng đạo đức để phán xét người khác
Trong cuộc sống tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, thiện ác bất phân. Nhiều người thường tỏ ra mình là người có đạo đức, lễ nghĩa, nhưng tâm thuật bất chính. Họ thích phán xét, đàn áp người khác bằng những lời nói chứa đầy triết lý một cách khoa trương và sáo rỗng.
Theo tâm lý học thì người càng cố tỏ ra mình là người thông đạo lý lại càng làm ra những chuyện xấu xa chẳng ngờ đến. Bản chất con người là phức tạp. Theo tâm lý học thì người càng tỏ ra mình là người sống đạo lý, lại càng làm ra những chuyện không có đạo đức.
Nịnh hót quá nhiều
Lời khen chỉ trở nên có giá trị khi được nói ra với tấm lòng chân thành. Với người giả tạo, những câu như: "Bạn giỏi quá đi mất" hay "Anh đúng là lợi hại thật, phải học tập mới được"... đều chỉ là lời trót lưỡi đầu môi mà thôi.
Họ muốn dùng những lời khen này để thỏa mãn những kẻ hư vinh, từ đó ngầm thao túng họ, thu về lợi bất chính.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường