IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 khi sự phục hồi của Mỹ và Trung Quốc suy yếu
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay do các trường hợp nhiễm Covid-19 gia tăng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát cao hơn cản trở sự phục hồi kinh tế.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới được công bố hôm thứ Ba (25/1), IMF dự kiến, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ suy yếu từ 5,9% năm 2021 xuống 4,4% vào năm 2022, với dự báo tăng trưởng trong năm nay thấp hơn 0,5% so với ước tính trước đó.
“Nền kinh tế toàn cầu bước vào năm 2022 ở một vị thế yếu hơn so với dự kiến trước đây”, báo cáo lưu ý và nhấn mạnh “những bất ngờ đi xuống” như sự xuất hiện của biến thể Omicron và sự biến động mạnh của thị trường so với dự báo trước đó vào tháng 10.
Triển vọng đi xuống chủ yếu do sự sụt giảm tăng trưởng ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
IMF dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ tăng trưởng 4% vào năm 2022, thấp hơn 1,2% so với dự báo trước đó khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) rút lại các biện pháp kích thích tiền tệ.
Trong khi đó, Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm nay, giảm 0,8% so với ước tính trước đó trong bối cảnh những gián đoạn do diễn biến phức tạp của Covid, cũng như “căng thẳng tài chính dự kiến” giữa các nhà phát triển bất động sản.
Ở các quốc gia khác, các trường hợp lây nhiễm Covid-19 vẫn gia tăng cùng với lạm phát tăng cao và giá năng lượng cao hơn đã ảnh hưởng đến ước tính tăng trưởng trên toàn cầu, đáng chú ý nhất là ở Brazil, Canada và Mexico.
IMF cho biết, lạm phát cao hơn dự kiến sẽ tồn tại lâu hơn so với dự đoán trước đây, nhưng lạm phát sẽ giảm bớt vào cuối năm nay "khi mất cân bằng cung cầu giảm dần vào năm 2022 và chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế lớn có phản ứng".
Báo cáo của IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 thêm 0,2% lên 3,8%. Tuy nhiên, IMF cảnh báo rằng, ước tính đã loại trừ sự xuất hiện của một biến thể Covid mới và cho biết bất kỳ sự xuất hiện của một biến thể mới nào sẽ phụ thuộc vào khả năng tiếp cận công bằng trên toàn cầu đối với vắc xin và chăm sóc sức khỏe.
“Dự báo được đưa ra với giả định các hậu quả về sức khỏe bất lợi giảm xuống mức thấp ở hầu hết các quốc gia vào cuối năm 2022 giả định rằng tỷ lệ tiêm chủng được cải thiện trên toàn thế giới và các liệu pháp trở nên hiệu quả hơn”, báo cáo IMF cho biết.
“Việc nhấn mạnh vào một chiến lược y tế toàn cầu hiệu quả đang trở nên nổi bật hơn bao giờ hết”, báo cáo IMF cho biết.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận