HVN - "Xác chết" sống lại! Có triển vọng nào cho 2024?
Dù vẫn còn bị lỗ lũy kế lớn, nhưng tình hình kinh doanh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Thách thức lớn nhất của doanh nghiệp này chính là quá trình tái cơ cấu nhằm xoá lỗ luỹ kế. Tiềm tàng một chu kỳ tăng giá mới trong 2024.
Giá mua: ~13
Giá bán: ~20
1. Kết quả kinh doanh 2023 của HVN thể hiện sự phục hồi ấn tượng
Doanh thu Q4/2023 của HVN ghi nhận 23,831 tỷ đồng tăng 22% so với cùng kỳ 2022. Đồng thời đây là mức doanh thu cao nhất của hãng kể từ sau đại dịch Covid-19 do các thị trường quốc tế như Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ phục hồi tốt. Nhưng do giá vốn hàng hóa cụ thể là giá nhiên liệu bay ở mức cao nên Vietnam Airlines ghi nhận LNST âm 1982 tỷ đồng. Điều đáng mừng là khoản lỗ tính chung cả năm 2023 của HVN đã giảm đáng kể so với 2022, cụ thể LNST của HVN ghi nhận -5,517 tỷ đồng giảm hơn 50% so với cùng kỳ. Đây là một tín hiệu lạc quan đối với hãng bay này khi phải chịu nhiều tổn thương kể từ đại dịch Covid-19.
2. Ngành hàng không có triển vọng tích cực trong 2024
Ngay từ đầu năm 2024, ngành hàng không đang có những bước chuyển mình, lượng khách trong nước và quốc tế đều tăng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2/2024 ước đạt 1.531.411 lượt, tăng 1,3% so với 1/2024 và tăng 64,1% so với cùng kỳ năm 2023.
2.1. Mạng đường bay quốc tế được phục hồi và từng bước mở rộng.
Các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài đã khôi phục hoàn toàn các đường bay đến các thị trường truyền thống và mở rộng khai thác một số thị trường mới ở khu vực Trung Á như Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Mông Cổ. Mặc dù còn hạn chế nhưng trong năm 2023, các đường bay đến Trung Quốc và Nga cũng đã được khôi phục. Bên cạnh đó, các hãng hàng không Việt Nam cũng đẩy mạnh hoạt động khai thác các đường bay đến thị trường Ấn Độ (năm 2023 vận chuyển 920 nghìn hành khách, tăng gần 15 lần so với năm 2019) và thị trường Úc (năm 2023 vận chuyển 913 nghìn hành khách, tăng 40% so với 2019).
2.2 Giá vé máy bay
Ngày 1.3, Thông tư 34/2023 của Bộ GTVT bổ sung một số điều của Thông tư 17/2019 điều chỉnh tăng trần giá vé máy bay chính thức có hiệu lực. Việc tăng trần giá vé máy bay vào đúng giai đoạn khủng hoảng lịch sử được coi là "tấm phao cứu sinh" cho các hãng bay để bù đắp chi phí do càng bay nhiều, càng nhọc nhằn gánh lỗ trước đó. Tuy nhiên, du lịch nội địa khá nhạy cảm với yếu tố giá, do đó giá vé máy bay cao hơn có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lưu lượng đi lại của hành khách. Nhưng nhìn chung việc nền kinh tế phục hồi cũng đã một phần nào nâng cao thu nhập và chi tiêu của người dân, bằng chứng là số lượng khách 2023 vẫn tăng lên bất kể trong giai đoạn giá nhiên liệu bay cũng như giá vé duy trì ở mức cao.
2.3 Giá nhiên liệu hạ nhiệt
Kỳ vọng giá nhiên liệu bay sẽ duy trì ổn định ở mức thấp trong 2024 khi căng thẳng chiến tranh tại các nước châu Âu đang hạ nhiệt dần => tác động tích cực đến doanh nghiệp hàng không Việt Nam trong đó có HVN
Trong cơ cấu chi phí, giá nhiên liệu thường chiếm khoảng 25-28% chi phí khai thác của các hãng hàng không. Tuy nhiên, khi giá nhiện liệu tăng cao đã đẩy chi phí nhiên liệu lên 36-38% tổng chi phí khai thác, thậm chí ở mức cao hơn.
3. Chính sách tác động tích cực đến HVN
Một động lực để ngành hàng không phục hồi là đề xuất sửa đổi Nghị định 95/2015 về đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để cho phép các doanh nghiệp có hơn 50% vốn nhà nước có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, cũng như cho phép thoái vốn tại các doanh nghiệp thua lỗ và có lỗ lũy kế. Thay đổi này cho phép các doanh nghiệp như Vietnam Airlines có thể thoái vốn tại hãng hàng không Pacific Airlines đang gặp khó khăn (Vietnam Airlines sở hữu 99% vốn), là một phần quan trọng trong phương án tái cấu trúc của hãng hàng không này.
4. Lợi thế hãng hàng không quốc gia
HVN liên tục duy trì thị phần dẫn đầu về lượng chuyến bay khai thác giai đoạn trước 202. Mặc dù, gần đây đã có sự vượt mặt bởi VietJet Air nhưng vẫn sở hữu những vị thế cho riêng mình
- Cơ cấu vốn chủ sở hữu phần lớn do nhà nước nắm giữ 86.34% cổ phần, được sự hậu thuẫn từ chính phủ Việt Nam về nhiều mặt nên hạn chế rủi ro
- HVN duy trì tỷ lê chuyến bay cất cánh đúng giờ ở mức cao so với đối thủ cạnh tranh là VietJet Air.
5. Kỳ vọng lượng khách từ thị trường Trung Quốc tăng cao
Về quy mô thị trường, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất với 2,9 triệu lượt; thị trường Trung Quốc đạt 1,3 triệu lượt, xếp ở vị trí thứ 2. (Con số trước dịch Covid - 19 là hơn 5 triệu lượt khách - 2019). Theo thông báo của CAAC, hiện số lượng chuyến bay quốc tế đến và đi từ Trung Quốc đang ở mức 4.600 chuyến/tuần. Vào đầu năm 2023, con số này chưa đến 500 chuyến. Như vậy sau khi Trung Quốc chính thức mở cửa hoạt động du lịch quốc tế từ tháng 3-2023, thị trường này nhanh chóng có sự tăng mạnh về số lượng khách đi du lịch nước ngoài.
Tốc độ phục hồi hoạt động đi lại quốc tế đến và đi từ Trung Quốc chậm hơn so với hoạt động đi lại trong nước sau khi nước này dỡ bỏ chính sách "Không COVID". Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể kể đến như thiếu các chuyến bay, giá vé cao và khó khăn khi xin visa đi nước ngoài. Kỳ vọng lượng khách sẽ tăng đáng kể trong 2024 trở lại khi giá vé máy bay hạ nhiệt đi kèm với các chính sách hỗ trợ du lịch của Việt Nam được đẩy mạnh.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận