HPG - Trở lại đường đua
Doanh thu Q4/2023 đạt 34.925 tỷ, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2022.
1. Tình hình tài chính
- Tiền mặt: HPG là 1 công ty có nguồn lực tài chính rất vững mạnh, nguồn tài chính dồi dào sẽ giúp công ty tiếp tục thực hiện các kế hoạch đã đề ra, chưa kể còn có 22k tỷ tiền gửi ngân hàng sẽ ghi nhận doanh thu tài chính
- Hàng tồn kho: Giảm nhẹ so với đầu năm,tuy nhiên công ty trích lập giảm giá tồn kho thấp hơn rất nhiều do thời điểm cuối năm 2023 giá thép HRC tăng mạnh. Nhưng tới đầu năm 2024 giá thép HRC lại quay đầu giảm nên có thể quý 1 sẽ phải tăng dự phòng giảm giá. Điểm tích cực là tồn kho của công ty chiếm phần lớn là nguyên vật liệu hàng mua đang đi đường, thành phẩm chỉ khoảng 7800 tỷ. Do giá thép biến động mạnh nên HPG phải quản trị hàng tồn kho rất kỹ, tránh việc tồn kho quá nhiều thép ở vùng giá cao.
- TSCĐ tỷ trọng lớn là nhà máy và máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất của công ty. HPG là 1 cty sx nên việc đầu tư vào TSCĐ sẽ giúp tăng công suất hđ, đây là những tài sản giá trị lớn, hoạt động nhiều năm và trực tiếp tạo ra doanh thu cho DN nên tăng đầu tư tscđ là 1 chiến lược hợp lý và đúng đắn
- TSDD dài hạn nhiều nhất là 22.500 tỷ của dự án KLH Gang thép Dung Quất. Từ thời điểm đầu năm 2023 đến hết quý 3 tiến độ dự án tăng khá chậm nhưng chỉ trong quý 4 HPG đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện , chi phí xdcb dở dang tăng gấp đôi so với quý 3, như vậy chỉ trong 1 quý đã xây nhà máy Dung Quất 2 đạt 45% tiến độ, đúng theo kế hoạch đã đề ra. Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào quý 1/2025, nâng công suất thép thô của Hòa Phát lên thành hơn 14 triệu tấn/năm. Cũng theo lãnh đạo Tập đoàn, khi Dung Quất 2 hoàn thành, quy mô doanh thu của Hòa Phát sẽ tăng thêm 80.000 - 100.000 tỷ đồng mỗi năm so với hiện nay.
- Nợ vay 65.381 tỷ. Mặc dù đang xây dựng nhà máy nhưng nợ vay lại chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nhìn thì có vè HPG đang mất cân đối tài chính do dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tsdh tuy nhiên tiền công ty đang có đã hơn 34k tỷ rồi, tỷ lệ nợ vay/vcsh = 0,64 là 1 tỷ lệ khá thấp và an toàn, tài sản của doanh nghiệp được tài trợ phần lớn bởi vcsh
- Khoản mục lớn thứ 2 là phải trả người bán. HPG nhập nguyên vật liệu trước khi thanh toán cho bên bán nên có khoản nợ này. Đây là khoản vốn chiếm dụng được của bên khác mà công ty vẫn sxkd bthg hoàn toàn có khả năng thanh toán nên khá tích cực dù tỷ trọng trong nguồn vốn cũng k cao
Nhìn chung, HPG là công ty có tài chính rất lành mạnh với tỷ lệ tiền mặt dồi dào, tỷ lệ phải thu ít. TSCĐ phục vụ cho kinh doanh chiếm tỷ trọng cao trong TTS, tỷ lệ nợ vay thấp và an toàn
2. Tình hình kinh doanh
Doanh thu Q4/2023 đạt 34.925 tỷ, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2022. HPG đang có 3 mảng kinh doanh chính là thép, nông nghiệp và kinh doanh bđs. Tuy nhiên doanh thu từ sx kinh doanh thép chiếm tới 94% doanh thu của công ty. Còn doanh thu từ nông nghiệp hay bđs k đáng kể, , sx kinh doanh thép mới là mảng kinh doanh chủ lực.
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng mạnh so với cùng kỳ 2022. Trong quý 4 HPG có sản lượng sản xuất tăng 31,8% yoy và tiêu thụ tăng 40.9% YoY, nhờ được hưởng lợi từ việc các đại lý nhập hàng tồn kho. Việc đóng 1 lò cao trong quý 4 khiến sản lượng sản xuất trong quý 4 giảm nhẹ so với quý 3.
HPG vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu đối với sản phẩm thép xây dựng và ống thép với thị phần lần lượt là 34.7% và 28.1%, đồng thời cải thiện thị phần tiêu thụ HRC lên 41.1%. HPG và Fomosa là 2 cty duy nhất ở VN có thể sx thép HRC mà Fomosa là DN của Đài Loan nên HPG là doanh nghiệp VN duy nhất có thể sx HRC, là thép cuộn cán nóng. Đây là nguyên liệu đầu vào của các cty như NKG, HSG để sx tôn mạ hay các sp từ thép khác nên HPG có lợi thế cạnh tranh rất mạnh trong ngành.
Trong năm 2023, tập đoàn đã mở rộng thị trường xuất khẩu lên tới 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tỷ trọng DT xuất khẩu đã tăng từ 20% lên 30% trong quý 4, HPG vẫn đang tích cực thực hiện mở rộng thị phần xuất khẩu. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giúp tập đoàn đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.
Trong Q4, HPG giảm được nhiều chi phí tài chính và chi phí bán hàng, đặc biệt là lỗ chênh lệch tỷ giá và chi phí vận chuyển, xuất khẩu. Dẫn tới Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.969 tỷ, giúp công ty thoát lỗ quý 4/2022 và tăng 48% so với quý 3.
Nhìn chung KQKD Q4/2023 của HPG khá tích cực nhờ tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ đồng thời cắt giảm được chi phí
3. Tiềm năng
Nhìn chung nhóm thép có khả năng phục hồi sản lượng trong nước nhờ phục hồi của thị trường BĐS và chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt là các dự án đường cao tốc hay sân bay Long Thành.
Gần đây cũng mới có tin đồn Bộ Công thương tiếp nhận hồ sơ Yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nóng Nhập khẩu từ TQ và Ấn Độ.
Trong đó tiếp nhận hồ sơ của HPG vào ngày 14/03, tiếp nhận hồ sơ của ******* Hà Tĩnh ngày 19/03. Trước đó thì thông tin lượng thép tồn kho của Trung Quốc đang là rất lớn , và giá quặng sắt tại Trung Quốc liên tục rớt xuống trong những tháng qua vì nhu cầu tại nước này chưa hồi phục lắm
=> Nếu tin từ bộ công thương mà chuẩn thì có thể xem như đây là một biện pháp bảo vệ doanh nghiệp thép trong nước , tránh bị thép dư thừa của trung quốc và Ấn độ giá rẻ tràn qua nước ta , phần nào giúp tiêu thụ của doanh nghiệp trong nước được đảm bảo.
Cơ hội tới từ các thị trường xuất khẩu vẫn rất tiềm năng trong năm tới nhờ: (1) Thép Trung Quốc đang có nguy cơ bị áp thuế 25% từ EU; (2) chênh lệch giá bán thép giữa Việt Nam và EU cũng như Mỹ; (3) ngành thép Trung Quốc vẫn đang yếu.
Hiện TQ là nước có sản lượng lớn nhất thế giới với 56,1% thị phần, tiếp đến là Ấn Độ 7,1%. Ngành thép Trung Quốc vẫn đang yếu sẽ tạo cơ hội cho các DN xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực ASEAN.
Giá thép sau khi tăng mạnh quý 4 năm 2023 nhưng tới đầu năm nay đã bước vào đà giảm, diễn biến giá thép vẫn còn khó lường, nhưng hiện tại đang có dấu hiệu tăng trở lại
Chuỗi giá trị ngành thép có 2 yếu tố đầu vào quan trong nhất là than cốc và quặng sắt. Giá than thì vẫn đang duy trì quanh vùng đáy còn giá quặng sắt thường có biến động cùng chiều với giá thép nên có thể kỳ vọng nguyên vật liệu đầu vào giảm giá trong năm 2024.
Về mặt kỹ thuật thì lâu rồi cũng chưa có sóng thép, nhóm này cũng tích lũy khá lâu như bọn bđs rồi nên quý 2 có câu chuyện kỳ vọng thì nhóm thép dễ tăng trở lại.
Hiện tại HPG đang sở hữu 4 nhà máy sản xuất thép, nhà máy lớn nhất là Dung Quất tại Quảng Ngãi với công suất lên tới 2 triệu tấn mỗi năm đã hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động từ cuối năm 2019. HPG hiện đang xây dựng nhà máy Dung Quất giai đoạn 2, ở chi phí sx kinh doanh dơ dang dài hạn ac và cb cũng thấy quý 4 HPG đẩy mạnh đầu tư Dung Quất 2 với tổng giá trị xây dựng dở dang của dự án này hiện là hơn 22.000 tỷ, tận dụng thời điểm lãi suất đã hạ nhiệt sẽ giảm bớt chi phí tài chính. Chứng tỏ HPG vẫn rất quyết tâm trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng Dung Quất 2 để đảm bảo nhà máy đi vào hđ đúng dự kiến từ năm 2025
Với công suất thiết kế lên tới 5.6 triệu tấn HRC/năm đưa tổng công suất HRC hàng năm đạt 8,6 triệu tấn và năng lực sản xuất thép thô của Tập đoàn dự kiến là hơn 14 triệu tấn từ năm 2025.
Đây cũng là động lực tăng trưởng dài hạn của HPG. Với những doanh nghiệp thuộc nhóm sản xuất như Hòa Phát thì doanh thu sẽ là giá nhân với sản lượng, trong khi giá k tăng lên nhiều thì việc tăng sản lượng là vô cùng quan trọng. Sản lượng do nhà máy sản xuất nhưng sẽ bị giới hạn bới công suất nên việc Hóa Phát xây dựng nhà máy để gia tăng công suất là bước đi vô cùng đúng đắn và sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển dài hạn của DN.
Về kỹ thuật, từ tháng 9/2023 tới giờ HPG cũng đã tích lũy khá lâu rồi, cũng phải được 5,6 tháng, đợt cuối tháng 2 có 1 đợt tăng n k đáng kể, bây giờ cũng đã chỉnh lại, MACD đang tạo đáy => có thể mua vị thế dài hạn được.
Trading có thể xem xét NKG, chart khá giống bọn bđs
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận