HPG – Liệu có hấp dẫn để thành cổ phiếu đầu tư giá trị.
HPG rơi vào chu kỳ downtrend dài từ quý 2/2018 cùng với chỉ số thị trường. Trong năm 2019, rất nhiều cổ phiếu đã vượt đỉnh trước index thì HPG cũng không có sóng tăng nào mạnh mẽ. Nhịp dao động giá trong biên 21-26 của HPG kéo dài gần như hết cả năm.
Team16 có nhiều báo cáo phân tích chi tiết hơn về kết quả kinh doanh, và dự báo tương lai đối với HPG. Tuy nhiên trong gần 2 năm qua, Team16 chưa khi nào đánh giá HPG có sức hấp dẫn lớn cả. Mức upside trong hầu hết các báo cáo định giá của tổ chức lớn cũng chỉ dao động 20-30%, trước thời điểm dịch bệnh. Điều đó có nghĩa HPG chỉ là cổ phiếu có sự ổn định về mặt đầu tư, khó có thể tạo nên sự bứt phá xét trong điều kiện bình thường.
Nhiều NĐT cá nhân lớn rất ưa thích HPG, do là cổ phiếu đầu ngành, nhìn qua các chỉ số EPS, BV, P/E đánh giá là “rẻ” nhưng thực sự HPG có rẻ như mọi người vẫn nghĩ. Team16 xin chỉ ra các lý do sau đây để lập luận cho việc vì sao giá cổ phiếu của HPG khó tăng như vậy, và tại sao HPG cũng là cổ phiếu mà NĐT nước ngoài bán ròng nhiều đến thế?
1, Việc đầu tư mở rộng nhà máy Dung Quất giai đoạn 2, có thể sẽ là canh bạc thành – bại của Hòa Phát trong nhiều năm tới. Mà đã là canh bạc, tất sẽ có thắng thua theo kiểu “Khô máu”, được ăn cả, ngã về không.
Quy mô vốn đầu tư của HPG mở rộng cho dự án này là 60 ngàn tỷ, một con số khổng lồ, dự tính vốn góp của cổ đông là 30 ngàn, và vốn vay 20 ngàn, còn lại là vốn chiếm dụng và các nguồn khác. Cân đối tài chính của HPG thì Team cho rằng không quá rủi ro trong ngắn hạn, nhưng dài hạn tất yếu sẽ có hệ lụy.
Chu kỳ hoàn tất quá trình mở rộng dự án này sẽ rơi vào chu kỳ tạo đỉnh của thị trường BĐS. Thị trường này suy thoái kéo theo ngành xây dựng và vật liệu xây dựng sẽ vô cùng khó khăn.
2. Tương lai, HPG sẽ chịu tác động mạnh khi thị trường dư cung, nghĩa là nguồn cung dư thừa rất lớn. Mở rộng năng lực sản xuất trong khi đầu ra dần bão hòa và suy giảm sẽ khiến giá bán phải giảm theo. Cạnh tranh bằng giá hay quy mô sẽ ảnh hưởng mạnh đến biên lợi nhuận của HPG trong tương lai, đặc biệt ngành thép còn chịu tác động bởi nguồn đầu vào cũng luôn biến động.
Việc Mỹ áp thuế với Trung Quốc đã khiến thép TQ tràn ngập châu Á, cho dù HPG có lợi thế chi phí thấp nhưng bối cảnh này cũng khó lòng mà đem lại được hiệu quả như kỳ vọng.
Hiện nay HPG đang có lợi thế chủ yếu đến từ sự bảo hộ thương mại của Việt Nam, điều này cũng là con dao 2 lưỡi như một người cha che chở cho đứa con của mình. Sau khi cha mất, tức không còn sự bảo hộ thì đứa con sẽ phải tự mình bươn chải nuôi thân.
3. Thép là ngành gây hại đến môi trường rất lớn. Đầu tư một quy trình xử lý chất thải sạch đòi hỏi chi phí cực kỳ lớn, mà điều này ở các nước đang phát triển người ta luôn đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng một cách bất chấp. Vụ Formosu vài năm trước là minh chứng, khi Việt Nam làm không tốt điều này sẽ dẫn đến làn sóng tẩy chay của Quốc tế và các rào cản thương mại sẽ bị lập ra để trừng phạt sự hủy hoại môi trường đó.
Riêng các quỹ đầu tư của các tài phiệt kinh tế, khẩu hiệu của họ luôn là nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, họ có thể quyên góp, tài trợ hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ $ để thực hiện các công việc liên quan đến môi trường của nhân loại, nên điều dễ hiểu là các quỹ đầu tư tài chính của những tỷ phú này sẽ không bao giờ đầu tư vào những DN mang tình rủi ro cao với môi trường.
HAG cũng từng bị quỹ ngoại tẩy chay, sau khi các báo cáo tiêu cực về môi trường rừng bên Lào, Campuchia.
4. Điểm nhấn này mới là yếu tố quan trọng nhất dẫn tới giá cổ phiếu của HPG sẽ rất khó có kỳ vọng cao đó là: Việc HPG sẽ tăng vốn cho dự án một phần bằng cách phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Việc phát hành cho cổ đông hiện hữu là điều “vô cùng bất đắc dĩ” vì tính khó giám sát việc tăng vốn liệu có bao nhiêu tiền cổ đông hiện hữu nộp thật vào quỹ của DN, bao nhiêu phần là tăng vốn ảo.
Hơn nữa, giá tăng vốn cũng là một điều mà HPG sẽ phải đau đầu, đặc biệt với bổi cảnh thị trường chứng khoán không thuận lợi cho việc phát hành.
Trong năm 2017, HPG cũng đã phát hành tăng vốn để mở rộng đầu tư, giá phát hành 20k/cp cho tỷ lệ 5/1. Và các lần tăng vốn của HPG đã khiến lượng cổ phiếu trôi ra thị trường quá khủng. Tỷ lệ Free – float của HPG cũng thuộc hàng rất cao do cơ cấu cổ đông pha loãng.
Kết luận: Về ngôi vua ngành thép ở Việt Nam điều đó không cần phải bàn cãi với HPG, nhưng điều đó không đồng nghĩa giá cổ phiếu cũng sẽ là ngôi vua. Mong rằng chiến lược về vốn của Ban Lãnh đạo là đúng đắn, để cổ phiếu không còn downtrend dài hạn.
Team16 sẽ mong rằng trong tương lai, HPG sẽ làm hài lòng cho cổ đông dài hạn khi thay đổi các đường lối và kiềm chế sự tham vọng. Đế chế thép lớn không đồng nghĩa với việc tạo ra giá trị lớn cho cổ đông, đặc biệt NĐT nhỏ lẻ.
Bài viết thể hiện nghiên cứu và phân tích từ đội ngũ Team 16. Mọi thắc mắc về chi tiết bài viết hoặc nhà đầu tư cần tư vấn, vui lòng liên hệ: TEAM16 - Cộng sự đầu tư chứng khoán. SĐT: 096 969 8436. Hoặc truy cập tại đây |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận