Hơn 1 tỷ USD gửi ngân hàng, ông lớn nhà nước hưởng lãi lớn
Các hãng hàng không đang ở vào tình cảnh khó khăn chưa từng có, với chi phí cả trăm tỷ đồng mỗi ngày và đối mặt với thua lỗ lớn. Ông trùm hạ tầng ACV cũng ghi nhận doanh thu tụt giảm nhưng may mắn có khoản tiền tỷ USD phòng thân.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II với lợi nhuận trước thuế đạt gần 618 tỷ đồng, khá ấn tượng nếu so với số lỗ 354 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng, ACV ghi nhận lãi sau thuế đạt 1.685 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 70% kế hoạch năm.
Trong đó, lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động tài chính. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt chưa tới 74,5 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính lên tới 926 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 558 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, ACV ghi nhận khoản chênh lệch tỷ giá lên tới gần 450 tỷ đồng. Các khoản lãi từ tiền gửi, tiền cho vay cũng mang lại hơn 440 tỷ đồng cho tổng công ty.
Tính tới cuối quý II/2021, ACV ghi nhận khoản tiền và tương đương tiền ở mức 525 tỷ đồng, trong đó phần lớn là tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Bên cạnh đó, ACV có gần 33 nghìn tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn không quá 12 tháng.
ACV hiện bắt đầu đầu tư cho dự án sân bay Long Thành (có tổng đầu tư khoảng 99.000 tỷ đồng).
Như vậy, trong lúc ngành vận tải hàng không gặp khó chưa từng có do đại dịch Covid-19, đại gia quản lý các sân bay tại Việt Nam vẫn duy trì được lợi nhuận nhờ khoản tiền tích lũy khổng lồ từ các năm trước đó.
Theo đó, ông lớn đang quản lý 21 cảng hàng không trên phạm vi toàn quốc đặt kế hoạch lãi cả nghìn tỷ đồng.
Trong năm 2020, ACV đặt kế hoạch lãi 2.007 tỷ đồng năm 2020, riêng quý I đã hoàn thành 96% chỉ tiêu cả năm.
Trong năm 2019, ACV ghi nhận lãi lớn, với doanh thu thuần đạt 18.329 tỷ đồng, tăng trưởng 13,7% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt 10.156 tỷ đồng. Còn lợi nhuận sau thuế đạt 8.214 tỷ đồng, tăng 32,8% so với lợi nhuận đạt được năm trước đó, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 8.201 tỷ đồng.
Năm 2020 và đầu 2021, ACV gặp khó cùng với các hãng hàng không và ghi nhận doanh thu, lợi nhuận giảm xuống. Tuy nhiên, nhờ cơ sở hạ tầng có sẵn và lượng tiền tích lũy lớn trong nhiều năm, ACV vẫn ghi nhận lợi nhuận dương.
Các hãng hàng không Việt trong năm rưỡi vừa qua gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vắng khách vì dịch Covid-19, trong khi vay nợ đầu tư nhiều. Vietnam Airlines lỗ gần 10 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng và dự kiến lỗ khoảng 14,5 nghìn tỷ đồng trong cả năm, tăng gần 30% so với năm 2020..
Vietjet Air ghi nhận lợi nhuận dương trong 6 tháng nhưng cũng đang rất khó khăn cho hoạt động hàng không tê liệt vì đợt bùng dịch lần thứ 4.
Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 5/8
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), giá cổ phiếu có xu hướng đi ngang. Thị trường phân hóa mạnh sau nhiều phiên tăng trước đó.
Một số cổ phiếu tăng điểm như Tập đoàn Hòa Phát (HPG), TPBank, Novaland. Trong khi đó, Vingroup điều chỉnh giảm sau vài phiên tăng.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Theo MBS, thị trường tăng trong phiên 4/8 dù chịu áp lực bán của lượng hàng T+ vào phiên chiều. Kể từ khi thị trường chạm đáy cho tới nay, VN-Index đã tăng tới phiên thứ 8 liên tiếp giúp thị trường lấy lại gần như 50% thành quả đã mất kể từ nhịp điều chỉnh vừa qua. Về kỹ thuật, các mô hình kỹ thuật tiếp tục ủng hộ xu hướng hồi phục về đỉnh cũ của VN-Index. Nhịp tăng vừa qua đưa chỉ số VN-Index retest ngưỡng MA50, các nhịp chốt lời như trong phiên chiều nay sẽ tiếp tục diễn ra trong các phiên sau khi lượng hàng T+ đang ở trang thái lãi ngắn hạn, các nhịp điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu danh mục.
Chốt phiên chiều 4/8, chỉ số VN-Index tăng 2,3 điểm lên 1.334,74 điểm. HNX-Index tăng 0,89 điểm lên 320,023 điểm. Upcom-Index giảm 0,06 điểm xuống 87,52 điểm. Thanh khoản trong cả ngày đạt 25 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn, thấp hơn một chút so với phiên liền trước. Riêng sàn HOSE đạt hơn 21,2 nghìn tỷ đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận