Hoạt động mua bán và sáp nhập sẽ cứu cánh thị trường BĐS
Tín dụng bất động sản bị kiểm soát, thị trường chứng khoán gặp khó, phát hành trái phiếu doanh nghiệp không còn dễ dàng khiến doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình cảnh “đói vốn”. Không có dòng tiền, doanh nghiệp bất động sản thực sự rơi cảnh lao đao.
Trên thực tế, lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và lãi suất cho vay mua bất động sản đã bị đẩy lên cao từ cuối năm 2022. Các động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã kéo mặt bằng lãi suất đi xuống. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn đang ở mức cao so với sức chịu đựng của doanh nghiệp.
Dòng tiền khan hiếm vì doanh thu bán nhà đất, bán chung cư thấp, không huy động được vốn từ khách hàng, trái phiếu, chứng khoán; cùng với đó áp lực tài chính tăng cao khiến doanh nghiệp bất động sản đang vô cùng khó khăn.
Số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, nếu tình hình thị trường vẫn tiếp tục diễn biến khó khăn thì có tới 23% doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động được tới hết quý 3/2023, 43% doanh nghiệp trụ được đến hết năm 2023.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 1.744 doanh nghiệp. Trong khi đó, số doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng tới 30,4%, tương đương với 554 đơn vị. Bối cảnh khó khăn trầm trọng về dòng tiền cho thấy các hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp bất động sản. Dữ liệu từ Cushman & Wakefield ước tính, giá trị giao dịch các thương vụ M&A bất động sản đạt 1,7 tỷ USD trong năm 2022. Đây là khối lượng giao dịch cao nhất trong 5 năm qua.
Ông David Jackson – Tổng giám đốc Colliers Việt Nam nhận định M&A được kỳ vọng sẽ là chìa khóa để giải bài toán cùng thắng cho thị trường bất động sản, đây cũng là động lực giúp thị trường bất động sản sôi động hơn trong thời gian tới.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận