Hoạt động kinh doanh vàng dự kiến tiếp tục chịu sự quản lý chặt chẽ
Nội dung được trả lời chất vấn bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng và Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tại kỳ họp Quốc hội VIII vào trung tuần tháng 11/2024 cho thấy một số định hướng chung của cơ quan chức năng trong thời gian tới, bao gồm: minh bạch giao dịch vàng miếng, hạn chế “vàng hóa” nền kinh tế, tiếp tục quản lý chặt chẽ HĐKD vàng; và đang chú ý là tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất trang sức.
KQKD T10/2024 của PNJ cho thấy tình trạng thiếu hụt nguồn cung vàng tiếp tục ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Trong khi đó, việc gia tăng tỷ lệ doanh thu của mảng bán lẻ trang sức vốn đem lại biên lợi nhuận cao hơn và tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (BH&QLDN)/doanh thu quay về mức bình thường giúp biên lợi nhuận ròng tăng lên mức khá cao 7,0%. Theo đó, lợi nhuận ròng T10 đạt 218 tỷ, +11% YoY.
Gộp chung 10T/2024, doanh thu đạt 32.371 tỷ, +23% YoY. lợi nhuận ròng đạt 1.600 tỷ, chỉ tăng 4% YoY do sự gia tăng tỷ trọng doanh thu mảng vàng 24K trong H1/2024
Tóm tắt phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội VIII tháng 11/2024
Vào ngày 11/11/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng và Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có phiên trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về HĐKD của thị trường vàng. Một số điểm chính đáng chú ý sau đây:
NHNN đang nghiên cứu và xem xét thời điểm phù hợp để đề xuất với Chính phủ về việc thành lập sàn giao dịch vàng. Mục tiêu của sàn giao dịch vàng là minh bạch hóa giao dịch và hỗ trợ nhu cầu mua bán của người dân, đồng thời hạn chế “vàng hóa” nền kinh tế.
NHNN đang triển khai sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, với định hướng tạo điều kiện nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để sản xuất trang sức, khi bán ra tạo điều kiện cho hàng trang sức xuất khẩu, và bảo vệ hàng nội địa.
Mục tiêu dài hạn cuả NHNN là hạn chế người dân tích trữ vàng, khuyến khích chuyển vốn vào các lĩnh vực khác như sản xuất, kinh doanh
Phó thủ tướng nhấn mạnh rằng: tuy không còn là thước đo tiền tệ nhưng vàng vẫn là nơi trú ẩn cho đồng tiền nhàn rỗi nên cần được quản lý chặt chẽ.
Qua những nội dung này, chúng tôi nhận thấy những định hướng chung sau của cơ quan chức năng đối với thị trường vàng:
Minh bạch giao dịch vàng miếng
Hạn chế “vàng hóa” nền kinh tế
Tiếp tục quản lý chặt chẽ HĐKD vàng
Hoạt động sản xuất trang sức được tạo điều kiện
Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi chưa ghi nhận một quy định mới nào về HĐKD vàng và trang sức. Trong khi đó, trong Q3/2024, biên lợi nhuận gộp mảng bán lẻ trang sức của PNJ đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc thiếu hụt nguồn cung vàng nguyên liệu đến từ việc siết chặt quản lý thị trường vàng của cơ quan chức năng. Theo ước tính của chúng tôi, biên lợi nhuận gộp này đã giảm 6,3 ppts QoQ xuống 24,1%.
Cập nhật KQKD T10/2024 của PNJ
Hình 1. KQKD T10/2024 của PNJ (Tỷ đồng)
Nguồn: PNJ, CTCK Rồng Việt
Tỷ lệ chi phí BH&QLDN/doanh thu giảm trong tháng 10 về mức bình thường 11,4%. Thông thường, tỷ lệ này trong Q3 cũng cao hơn các quý còn lại do công ty tăng chi cho hoạt động kích thích doanh thu cho mùa bán hàng cuối năm và đầu năm sau. Biên lợi nhuận ròng đạt mức khá cao 7,0%. Theo đó, lợi nhuận ròng tăng 11% YoY, đạt 218 tỷ.
Biên lợi nhuận gộp đạt 16,9%, -1,6 ppts YoY do sự gia tăng tỷ trọng doanh thu của vàng 24K và biên lợi nhuận gộp mảng bán lẻ trang sức giảm (thiếu hụt nguồn cung vàng dẫn đến tăng chi phí vàng nguyên liệu). Tỷ lệ chi phí BH&QLDN/doanh thu giảm 0,7 ppts YoY, đạt 11,9%. Do đó, biên lợi nhuận ròng giảm 0,9 ppts YoY đạt 4,9%. Theo đó, lợi nhuận ròng đạt 1.600 tỷ, chỉ tăng 4% YoY.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường