menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Sơn Tuấn

Hòa Phát lên kế hoạch khởi động lại 3 lò cao trong nửa đầu năm 2023

Sau khi khởi động lại 1 lò cao tại Khu Liên hợp Hải Dương vào tháng 12/2022 và Hòa Phát đang xem xét khởi động lại 3 lò cao khác trong nửa đầu năm 2023.

Theo thông tin từ Chứng khoán SSI, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đang lên kế hoạch khởi động lại 3 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 1 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương trong nửa đầu năm 2023.

Trước đó, từ ngày 27/12/2022, Hòa Phát đã bắt đầu khởi động lại một lò cao ở Hải Dương và nâng công suất thép thanh thêm 700.000 tấn/năm. Được biết, lò cao này mất 7 ngày để bắt đầu sản xuất phôi.

Hồi tháng 11 năm ngoái, nhà sản xuất thép này đã có thông báo đến các đối tác cung ứng về việc dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 2 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương kể từ tháng 11/2022.

Lý do dừng lò được đưa ra là để đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh của Tập đoàn được tiếp tục duy trì - động thái này được Hòa Phát nhận định là để "mang tính sống còn của doanh nghiệp" trong bối cảnh thị trường đang rất khó khăn.

Theo Hòa Phát, chi phí để khởi động lại lò cao sau khi tạm dừng hoạt động là khoảng 30 - 40 tỷ đồng/lò. Tuy vậy, doanh nghiệp này đã không đóng hoàn toàn các lò cao này mà duy trì ở mức nhiệt độ thấp nhất có thể trong 2 tháng cuối năm. Nhờ thế, quá trình khởi động lại lò cao lần này sẽ được rút ngắn.

Hiện Hòa Phát đang có tổng cộng 7 lò cao luyện thép, gồm 4 lò ở Dung Quất và 3 lò ở Hải Dương. Ngoài ra, Hòa Phát còn một lò điện tại Hưng Yên để sản xuất thép từ phế liệu, công suất 400.000 tấn thép/năm.

Việc hoạt động dưới công suất đã ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh, góp phần khiến cho Hòa Phát lỗ ròng quý thứ hai liên tiếp và lỗ gộp lần đầu tiên kể từ quý 4/2008. Tính chung cả năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, giảm 5%. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.

Trong tháng 1/2023 vừa qua, Hòa Phát tiêu thụ 402.000 tấn thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC), giảm 36% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, riêng tiêu thụ thép xây dựng ở mức 304.000 tấn, giảm 20% so với cùng kỳ.

Năm 2023, nhu cầu thép trong nước có thể tiếp tục suy yếu do thị trường bất động sản trì trệ và chính sách tiền tệ thắt chặt. Theo đánh giá của SSI, nhu cầu thép thành phẩm trong nước có thể giảm ở mức một con số vào năm 2023. Dự báo xuất khẩu thép thành phẩm có thể giảm hơn 10% so với cùng kỳ trong năm 2023.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

28.60

+0.35 (+1.24%)

Biểu đồ mã HPG
11 Yêu thích
3 Bình luận 35 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả