Hiệu ứng FOMO thúc đẩy giá tài sản tài chính tăng vọt
Hiệu ứng FOMO đã bao trùm các thị trường toàn cầu giúp thúc đẩy giá cổ phiếu và tiền điện tử lên mức cao mới và buộc ngay cả những người bi quan nhất về thị trường cũng phải dao động.
Chứng khoán Mỹ đang ở tâm điểm của làn sóng đổ xô vào thị trường cổ phiếu khi đã tăng gần gấp đôi kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra vào tháng 3/2020 và chỉ số MSCI All-World cũng có mức tăng gần gấp đôi trong cùng thời điểm.
Chỉ số S&P 500 đã đánh dấu đà tăng điểm dài nhất kể từ năm 1964. Trong khi đó, tài sản kỹ thuật số có tính đầu cơ cao như Bitcoin, Ethereum và các meme coin như Shiba Inu đã tăng vọt, đưa vốn hóa thị trường tiền điện tử lên khoảng 3.000 tỷ USD từ mức thấp hơn 500 tỷ USD vào thời điểm cùng kỳ năm trước.
Peter van Dooijeweert, Giám đốc điều hành tại Man Group, công ty giám sát quỹ đầu cơ được niêm yết lớn nhất thế giới cho biết: “Thị trường hóa ra là một trò chơi trực tuyến, có vẻ giống như Candy Crush”.
Các nhà phân tích và nhà đầu tư cho rằng, động lực cần thiết của đợt tăng của thị trường chứng khoán toàn cầu lần này là do hàng loạt các biện pháp kích thích của các ngân hàng trung ương nhằm hỗ trợ kinh tế hồi phục sau đại dịch và để đảm bảo một sự phục hồi tài chính mạnh mẽ.
Điều này khiến nhiều tài sản có rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ mang lại lợi nhuận thấp và trong nhiều trường hợp, lợi tức có thể gây thiệt hại khi lạm phát trên toàn cầu tăng cao.
Các nhà phân tích và nhà đầu tư cho rằng, thị trường đi lên đã được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của các nhà đầu tư cá nhân tham gia kể từ khi đại dịch xuất hiện và điều này đã tiếp tục diễn ra ngay cả khi các nền kinh tế mở cửa trở lại.
Một số nhà phân tích cũng bắt đầu thực sự cảm thấy lo lắng. Charlie McElligott, chiến lược gia phái sinh tại Nomura đã nói rằng, ông cảm thấy hơi “chán” khi quan sát thị trường vào lúc này. “Rõ ràng là đỉnh Fomo đang tràn ngập trên các thị trường đầu cơ”, ông cho biết.
Trên toàn cầu, 865 tỷ USD tiền mặt đã được bơm vào các quỹ tương hỗ trong năm nay. Con số đó đã gần gấp 3 lần so với báo cáo cả năm trước đó và lớn hơn 20 năm của dòng vốn vào các quỹ đầu tư.
Một số nhà phân tích cho rằng, xu hướng của thị trường có thể trở nên biến động hơn nhiều trong tháng tới. Chiến lược gia McElligott nhận định rằng, các giao dịch mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Mỹ đã sắp trở lại sau báo có lợi nhuận quý và dòng vốn vào có xu hướng mạnh mẽ trong khoảng thời gian cuối năm.
Những yếu tố này có thể thúc đẩy thị trường vào năm 2022. “Đó là một cuốn sách cho sự kết thúc vào cuối năm mà tôi cảm thấy mọi người đang bị ép buộc phải tận hưởng”, ông nhận định.
Chiến lược gia Emmanuel Cau của Barclays đồng ý rằng, thị trường có nhiều khả năng dao động lớn hơn trong khoảng thời gian tới.
“Thị trường đang hoạt động như thiêu đốt, nhưng các yếu tố cơ bản vẫn hỗ trợ cho sự gia tăng lớn hơn trên thị trường chứng khoán. Fomo đang chiếm ưu thế nhưng sẽ không kéo dài”, Emmanuel Cau nói.
Tuy nhiên, sự điên cuồng của thị trường đang khiến vô số nhà đầu tư lo lắng. Một số nhà đầu tư đang lo lắng rằng, sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường phần lớn là hợp lý từ cú sốc của đại dịch Covid-19 nhưng giờ đây có thể trở thành một mối nguy hại hơn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận