Hiểu rõ 3 nguyên tắc về tiền bạc vượt thời gian này, cuộc sống tự nhiên sẽ "đủ"
Thay đổi sự kiểm soát của tiền bạc đối với cuộc sống, bạn sẽ dần tìm ra cách để cải thiện và phát triển không ngờ.
Dù là công khai hay im lặng, mọi người đều thừa nhận tiền bạc là trung tâm của cuộc sống của chúng ta. Tiền là một nỗi ám ảnh của cuộc sống hiện đại khi nhiều người dường như đang đem tất cả những gì mình có để đánh đổi đồng tiền. Nhưng nghĩ một cách tích cực hơn, tiền cũng như là một phương tiện để đánh giá: Tiền lương cao hơn đánh dấu việc bạn đã hoàn thành công việc tốt hơn. Đây cũng là đầu vào cho sự phát triển của bạn và là nguồn lực để tạo ra một cuộc sống phong phú.
Nếu bạn phải lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn và tin rằng bản thân phải làm việc không ngừng cho đến khi nghỉ hưu và tiết kiệm đủ tiền, thì suy nghĩ này sẽ có tác động khá nhiều đến tất cả những quyết định mà bạn sẽ đưa ra trong cuộc sống. Bạn sẽ phải đắn đo trước khi quyết định chi bao nhiêu và chi tiêu vào việc gì và cảm giác tội lỗi vô cùng vì không sử dụng hợp lý số tiền nào đó…
Trong nhiều năm như vậy, tôi biết mình cần và đã thay đổi những quan điểm của mình tiền bạc. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ 3 nguyên tắc có thể giúp bạn thay đổi mối quan hệ của bản thân với tiền bạc.
1. Dùng tiền để "mua" thời gian
Cuộc sống của chúng ta luôn bận rộn và danh sách việc chúng ta cần làm vẫn dài như vậy. Điều này làm cho thời gian trở thành một mặt hàng cao cấp và đắt đỏ. Bất cứ việc gì bạn đang làm - báo cáo dự án, thiết kế ngôi nhà, sản xuất nhạc - thường luôn chiếm nhiều thời gian hơn chúng ta dự trù.
Vậy, liệu chúng ta có thể mua lại thời gian không? Nhiều người muốn một ngày có nhiều 24 giờ vì nghĩ rằng điều đó sẽ giúp họ làm được nhiều việc hơn. Nhưng nếu không nắm bắt được thời gian của mình một cách khoa học thì 24 giờ một ngày hay 48 giờ một ngày đều không có sự khác biệt. Vì vậy, thay vì mong muốn mua thêm thời gian, thì có lẽ quay ngược thời gian để bản thân có thể sử dụng thời gian một cách hiệu quả để lên kế hoạch để theo đuổi các mục tiêu hiệu quả, hay sáng tạo nhiều trong ngày là một điều hợp lý hơn.
Một ngày 16 giờ có thể sớm trôi qua, thậm chí chúng ta chưa kịp làm điều gì thực sự có ý nghĩa. Một số điều trong số này nằm trong danh sách việc cần làm của chúng ta, nhưng sau đó có rất nhiều thứ không nằm trong kế hoạch bất ngờ xuất hiện và làm mất thời gian như cuộc gọi bất ngờ, email, mạng xã hội… Tất cả những thứ này từ từ cộng lại và trước khi bạn kịp nhận ra, một giờ đã trôi qua vĩnh viễn.
Vì vậy, nếu bạn sắp xếp một kế hoạch theo cách phân bố thời gian cho cả những điều bất ngờ sẽ xuất hiện, đó sẽ là một điểm khởi đầu tuyệt vời. Bạn có thể nhìn vào tuần trước và đánh giá xem những thứ đó đã tiêu tốn bao nhiêu thời gian. Điều đó giúp bạn chuyển sang chế độ chủ động. Bắt đầu điều chỉnh lịch trình của mình hàng tuần và sự điều chỉnh của bạn sẽ ngày càng chính xác và sắc nét hơn theo tuần.
2. Hiểu rõ cách tư duy về tiền bạc của bạn bắt nguồn từ đâu
Quan điểm của chúng ta về tiền bạc chịu ảnh hưởng nhiều bởi những hành vi mà chúng ta đã thấy trong quá trình trưởng thành từ cha mẹ và những người xung quanh… Bạn có thấy vấn đề tiền bạc được thảo luận trong suốt bữa tối của gia đình, dù đang trong tình trạng thiếu thốn hay sung túc hay không? Hoặc liệu tiền có thường phải đi vay hoặc cho bạn bè hoặc người thân mượn hay không? Số tiền đã cho mượn có bao giờ được yêu cầu trả lại không?
Đây chỉ là một vài sắc thái về cách chúng ta tiếp thu các cuộc trò chuyện về tiền một cách có ý thức. Không chỉ vậy, chúng ta còn hấp thụ những cảm xúc, phản ứng và cả những câu nói đã được nói ra, chúng trở thành quy tắc tương tác của chúng ta với tiền bạc.
Nhưng không phải tất cả các quan điểm đều có thể phù hợp với cấu trúc suy nghĩ và sau cùng là cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, điều rất quan trọng là hãy tạm dừng và kiểm tra xem bạn đang nhận những quan điểm về tiền bạc từ những ai.
Tiền không phải là một chủ đề riêng biệt. Nó liên quan chặt chẽ tới quan điểm sống của chúng ta. Những quan điểm đó được phản ánh qua những cuốn sách chúng ta đọc, những chuyến đi mà chúng ta thực hiện và liệu tiền tip chúng ta để lại trong quán cà phê có kèm theo một nụ cười hay một cái vẫy tay thân thiện hay không?
Nếu bạn không thích cách tiền bạc chi phối các quyết định trong cuộc sống của bạn, thì hãy tự hỏi bản thân: Tại sao bạn lại nghĩ như vậy? Câu hỏi này thường đưa bạn đến gần nguồn gốc của nơi hình thành suy nghĩ và điều đó cho bạn lựa chọn liệu bạn có muốn thay đổi quan điểm của mình về tiền bạc hay không.
3. Cân nhắc chi phí so với giá trị trước khi chi tiền
Trong nhiều năm đắn đo về quan điểm với tiền bạc, tôi bắt đầu đặt câu hỏi, "giá trị nào mà chúng ta nhận được khi chi tiêu một số tiền nhất định?"
Giá trị = vấn đề của tôi sẽ được giải quyết.
Chi phí = số đô la thực tế phải bỏ ra.
Tất cả những điều này sẽ được cân nhắc trong phạm vi số tiền mà tôi có. Bạn có thể nói rằng 'giá trị' là điều phải bỏ ra để cải thiện những yếu tố mà bạn nhận được trong cuộc sống.
Có thể hiểu đơn giản rằng, bạn phải cân nhắc túi tiền của mình và sự khó chịu với chiếc tai nghe bị rối để quyết định xem có dùng một số tiền để mua một chiếc tai nghe tốt hơn hay không? Liệu việc tiết kiệm 100 đô la cho chiếc điện thoại hoặc máy tính xách tay tốt nhất, thứ mà bạn sẽ sử dụng hàng ngày trong ít nhất vài năm là đáng hay không đáng?
Giá trị là thứ có thể giải quyết vấn đề và cải thiện cuộc sống của chúng ta. Tôi xem những giá trị như một cách loại bỏ các yếu tố gây khó chịu trong cuộc sống của mình và để tôi có thể ngừng lo lắng và bắt đầu hướng tới mục tiêu và đam mê của mình.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường