24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Helly Trương
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hiểu dòng vốn ngoại

Dòng vốn ngoại đóng vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng thực tế, giá trị đầu tư của khối này mới chỉ tương đương 2% vốn hóa thị trường.

Để hiểu diễn biến của dòng vốn, đặc biệt đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường Việt Nam, chúng ta cần phải am hiểu lịch sử kinh tế. Phân tích dữ liệu, sự kiện quá khứ luôn là cách để tôi dự báo về tương lai. Tôi rất tâm đắc với cuốn sách “Cái giá của thời gian” của Edward Chancellor, một nhà sử học tài chính, cựu chiến lược gia đầu tư người Anh. Trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ rõ cách lãi suất ảnh hưởng đến thế giới trong suốt 5.000 năm như thế nào.

Chúng tôi hiểu điều gì thúc đẩy dòng chảy vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngày 3/5, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp, thêm 0,25%/năm. Tới ngày 11/5, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có đợt nâng lãi suất lần thứ 11 liên tục nhằm hạ nhiệt lạm phát tại khu vực này. Với việc Fed và BoE mạnh tay nâng lãi suất, chúng ta có thể chứng kiến lạm phát đi xuống đáng kể trong thời gian tới. Chỉ số CPI Mỹ có thể về mức 3% vào tháng 9, tháng 10 năm nay, so với mức 4,9% trong tháng 4 vừa qua.

Với lãi suất cao hơn, USD vẫn là đồng tiền quan trọng trên thế giới, ngay cả khi chịu áp lực từ Trung Quốc và Các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Hoạt động mua trái phiếu kho bạc Mỹ và quỹ tiền tệ đã tăng lên đột biến. Các số liệu thống kê cho biết, các quỹ thị trường tiền tệ hiện đang nắm khoảng 5.000 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử kinh tế Mỹ.

Trước khi bước vào giai đoạn nâng lãi suất, Fed duy trì chính tiền rẻ trong hơn 11 năm với mức lãi suất gần 0%. Các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng khu vực đã đầu tư tỷ trọng lớn tài sản vào trái phiếu kho bạc Mỹ với mức lãi suất 1%/năm, trong khi trả lãi suất 0,1%/năm cho người gửi tiền. Khi lãi suất tăng quá nhanh, họ không thể cân bằng lại bảng cân đối kế toán và dòng thu nhập một cách nhanh chóng, dẫn tới thua lỗ, đổ vỡ. KRE, với danh mục đầu tư 142 ngân hàng khu vực trong quỹ ETF của mình, đã ghi nhận khoản lỗ trung bình 38% so với đầu năm.

Thêm một yếu tố nữa là khoản vay bất động sản thương mại của Mỹ đáo hạn trong vòng 3 năm tới ước tính vào khoảng 1.500 tỷ USD. Đáng buồn thay, 65% khoản vay đó có thế chấp cố định, được sở hữu bởi các ngân hàng khu vực. Trong số 4.300 ngân hàng ở Mỹ, sẽ có thêm nhiều ngân hàng đóng cửa trong năm 2023 và 2024.

Vậy cơ hội, nguồn tiền cho vay sẽ ở đâu? Câu trả lời, một phần đến từ các quỹ tín dụng tư nhân. Tính đến ngày 11/5/2023, các quỹ tín dụng tư nhân lớn đã mua một phần đáng kể của các khoản vay.

Ở Việt Nam, tôi thấy xu hướng này đang đến do các quy định ngày càng chặt chẽ hơn trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Nhờ chính sách tiền rẻ duy trì trong thời gian dài, tài sản mà người dân Mỹ sở hữu như vàng, bất động sản đều tăng lên trong những thập kỷ qua. Mọi người đều cảm thấy giàu có. Chỉ cần nhìn vào thị trường tiêu dùng xa xỉ, chúng ta có thể thấy được điều đó, từ xe hơi, đồng hồ, túi thiết kế sang trọng. Giá của tất cả mọi thứ đã tăng lên khi người mua có nhiều tiền hơn, mua nhiều hơn.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam qua các quỹ đầu tư mới chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD. Điều này có nghĩa tăng trưởng của thị trường Việt Nam nằm ở niềm tin và kỳ vọng của các nhà đầu tư trong nước. Quan Đức Hoàng, Chủ tịch Quỹ Aplus - Thành viên Hội đồng quản trị Quỹ Amber Capital

Nhưng giờ đây, mọi thứ đã dừng lại. Tiền ngày càng khó kiếm hơn và tiền đang tìm đến nơi trú ẩn an toàn như vàng, trái phiếu, quỹ thị trường tiền tệ, hàng hóa (vật chất và quỹ), thậm chí cả Bitcoin và bất động sản.

Vậy nhà đầu tư nước ngoài và tỷ lệ sở hữu của họ có vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Chúng tôi luôn xem các nhà đầu tư nước ngoài như những thực thể đơn lẻ, đa dạng. Họ có thể là các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, quỹ phòng hộ, quỹ cơ hội, văn phòng gia đình, quỹ ETF…, các mô hình hoạt động này đều khác nhau, với các mục tiêu rất khác nhau và thời gian đầu tư khác nhau.

Trở lại với khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài. Đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt là nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài, lợi nhuận và an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Trên thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài và tất cả các nhà đầu tư đều tìm kiếm công ty hoạt động ổn định và trả cổ tức.

Bạn có thể nhìn vào 5 cổ phiếu lớn nhất của Warren Buffett gồm Apple, American Bank, Chevron, Coca Cola, American Express. Riêng Apple chiếm 39% danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway, nhờ hiệu suất nhất quán của doanh nghiệp và trả cổ tức. Apple cũng mua lại rất nhiều cổ phiếu của họ trong suốt 10 năm qua, làm lượng cổ phiếu cô đặc hơn, mỗi cổ phiếu trở nên có giá trị hơn theo thời gian.

Ở Việt Nam thì ngược lại. Không có quá nhiều công ty trả cổ tức và hầu hết trả cổ tức bằng cổ phiếu, pha loãng giá trị.

Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đạt khoảng 179 tỷ USD (tháng 3/2023). Tuy vậy, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam qua các quỹ đầu tư mới chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD. Điều này có nghĩa tăng trưởng của thị trường Việt Nam nằm ở niềm tin và kỳ vọng của các nhà đầu tư trong nước. Tôi tin vào Việt Nam và thấy cơ hội định giá lớn tại chu kỳ này cho các nhà đầu tư dài hạn như tôi.

Là một người nước ngoài, quản lý một quỹ trong nước, mối quan tâm của tôi nằm ở cơ hội cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam. Tiềm năng của nền nông nghiệp rất lớn. Việt Nam cần nhà máy, sản xuất và chế tạo để hỗ trợ việc làm tăng trưởng và cung cấp cho công dân một con đường hướng tới sự độc lập về tài chính.

Tôi đặc biệt quan tâm tới các ngành hậu cần, nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe - toàn bộ chuỗi cung ứng dọc của ngành công nghiệp này, sản xuất, chuyển đổi năng lượng, nền kinh tế tuần hoàn liên quan đến khí hậu và khách sạn - du lịch…

Khách sạn và du lịch, theo tôi, là lĩnh vực Việt Nam có thể phấn đấu để vươn lên đẳng cấp hàng đầu thế giới và quan trọng hơn, chúng ta có thể giải quyết và kiểm soát ngành một cách hiệu quả. Chúng tôi nhìn vào những con số 10, 15, 30 triệu du khách đến Việt Nam. Hãy nhìn vào thành công của Vietjet và sắp tới là Bamboo Airways. Hãy nhìn vào các tập đoàn khách sạn ở Việt Nam, sân golf, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, du lịch.

Tôi đã chứng kiến những cải thiện trong chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong những năm tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam. Song điều tôi không muốn thấy viễn cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam giống như Ấn Độ, nơi phần lớn thuộc sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài. Sự giàu có và thịnh vượng được tạo ra ở Ấn Độ nhưng không ở lại Ấn Độ. Việt Nam sẽ tiếp tục để thịnh vượng. GDP Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 6-8%/năm trong hàng thập kỷ tới.

Sự giàu có được tạo ra từ Việt Nam sẽ rất lớn. Tôi chỉ hy vọng rằng hầu hết người Việt Nam đọc và theo dõi bài viết của tôi sẽ đầu tư vào Việt Nam và yêu Việt Nam như tôi yêu quê hương của mẹ tôi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả