menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hà Ngọc Linh

Hiện còn hơn 18 nghìn ha đất vướng dự án chậm tiến độ, dự án treo

Còn rất nhiều dự án treo, chậm tiến độ...

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đối với vấn đề lãng phí đất đai do các dự án chậm tiến độ, dự án treo, trước đây, có 28.155 ha đất vướng dự án chậm tiến độ hoặc treo. Thời gian qua, đã có trên 10 nghìn/hơn 28 nghìn ha đất được giải quyết.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do chậm giải phóng mặt bằng, các quy hoạch thay đổi, các nhà đầu tư được lựa chọn nhưng kém năng lực nên không triển khai được. Một nguyên nhân nữa là, trong quá trình xử lý các vấn đề về pháp luật đất đai, pháp luật có liên quan, đã có những khoản chồng chéo.

Về giải pháp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, đối với các dự án còn tồn tại vướng mắc, khó khăn, Chính phủ đã lập một đề án tập trung vào 4 thành phố hiện nay với tổng số gần 2.000 dự án như vậy, từ đó, đưa ra các phương án xử lý, đề xuất các cấp có thẩm quyền.

Theo Đề án, đối với các vấn đề lớn, thời gian tới, Chính phủ sẽ báo cáo với Bộ Chính trị, đề nghị Bộ Chính trị giao các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Cùng với đó, Bộ trưởng đề nghị, từ nay đến năm 2024, cần ban hành các nghị quyết của Quốc hội nếu đó là thẩm quyền Quốc hội hoặc nghị định của Chính phủ nếu là thẩm quyền của Chính phủ. Đối với các vấn đề liên quan đến địa phương, cần đưa ra cơ chế giải quyết những vấn đề tồn tại, vướng mắc phổ biến hiện nay đối với 4 tỉnh, thành phố thuộc Đề án, sau đó, xem xét để tính toán đối với các địa phương khác trong cả nước.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhằm tránh lợi ích nhóm trong lợi dụng chính sách của Luật Đất đai, lần này, Luật sẽ tập trung rất cụ thể vào các công cụ như: Quy hoạch, kế hoạch, các nội dung liên quan đến định giá. Hầu hết các phương thức giao đất sẽ là đấu thầu, đấu giá để đảm bảo công khai, minh bạch.

Đối với vấn đề định giá hiện nay, quy định trong Luật bao gồm: Khung giá, bảng giá và định giá cụ thể. Mặc dù vậy, khung giá, bảng giá hiện nay không sát thị trường, được thực hiện 5 năm 1 lần, các cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai, giá đất được thu thập không đầy đủ, thiếu chính xác.

“Nếu chúng ta có đầu vào chính xác về dữ liệu đất đai, có thể thay đổi cơ bản phương pháp định giá dựa vào các cơ sở dữ liệu về đất đai bao gồm giá đất”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu rõ.

Bộ trưởng cũng đề cập đến các quy định về hợp đồng, về trách nhiệm, việc triển khai sàn giao dịch và thủ tục đăng ký đối với người dân. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, những nội dung này không thể thực hiện được bằng thông tư mà phải có sự thay đổi từ trong luật.

Về vấn đề biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, hiện nay, biến đổi khí hậu đã hết sức gay gắt, phức tạp, trở thành vấn đề sống còn nếu không có những quyết định kịp thời. Chính vì vậy, việc Việt Nam đã thể hiện cam kết khẳng định trách nhiệm tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26) là con đường để Việt Nam vượt qua thách thức của chính mình cũng như thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với thế giới.

Để thực hiện mục tiêu đưa ra tại COP26, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, về mặt pháp lý, Luật Khí tượng thủy văn có nội dung về thích ứng; Luật bảo vệ môi trường có nội dung về giảm phát thải. Nghị định 06 của Chính phủ cũng đề cập đến vấn đề giảm phát thải và Quyết định 01 của Thủ tướng Chính phủ cũng xác định các đối tượng phải giảm phát thải. Hiện Việt Nam đã tiến hành đàm phán với các nước về chuyển đổi năng lượng, thực hiện chuyển đổi sơ đồ điện toán theo hướng tăng cơ cấu năng lượng tái tạo.

Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam đang đứng trước thách thức từ biến đổi khí hậu, cũng là thách thức chung của toàn cầu. Cùng với đó là quá trình chuyển đổi chung của thế giới và các chính sách kèm theo. Nếu Việt Nam tận dụng cơ hội, nắm bắt được xu hướng này, Việt Nam sẽ chuyển đổi được nền kinh tế theo hướng carbon thấp, chuyển đổi xanh.

Cho rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong quá trình chuyển đổi này, Bộ trưởng lý giải, riêng năng lượng gió ngoài khơi, theo tính toán sơ bộ, Việt Nam có hơn 600 GW, gấp khoảng 5 lần với nhu cầu sử dụng điện hiện nay.

Để tận dụng tiềm năng này, Chính phủ đã chỉ đạo và phê duyệt đề án thực hiện COP26 bao gồm các nội dung cụ thể; thực hiện đàm phán với các nước phát triển, đặc biệt là G7 để thu hút chuyển giao công nghệ, tài chính, kiến thức về biến đổi khí hậu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả