menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trịnh Công Hòa

Hành trình thay đổi từ thu nhập chủ động đến thu nhập thụ động

Một ngày tuyệt vời Hòa giác ngộ rằng dù lương có cao đến đâu mà mình vẫn phải làm mới có tiền thì rủi ro đến với mình cũng rất cao. Giả sử có một biến cố nào đó, mình buộc phải dừng công việc đó đột ngột (ốm đau, bệnh tật, tai nạn, cha mẹ già yếu, vợ con cái ốm đau, học hành…) thì liệu rằng mình còn nhận được khoản lương đó nữa không? Và khái niệm thu nhập thụ động mới bắt đầu hình thành trong tư duy của mình từ khi đó.

Mình miệt mài đi tìm kiếm đến nỗi bây giờ, nó trở thành đam mê mỗi ngày trong việc săn tìm những cơ hội có được thu nhập thụ động của mình. Việc đầu tiên là hàng tháng mình tiết kiệm triệt để trong chi tiêu để tích lại khoản tiền và dùng khoán tiền đó đi tìm kiếm những khoản thu nhập thụ động cho mình.

Dưới đây là một số hoạt động trải nghiệm của mình trên hành trình chuyển đổi từ thu nhập chủ động sang thụ động mình xin chia sẻ với ACE, có nhiều khoản mất tiền nhưng cũng có không ít khoản đem lại tiền cho mình. Hi vọng sẽ giúp thêm một góc nhìn để chúng ta có thêm những ý tưởng mới trong việc gây dựng thu nhập thụ động.

1. Mở một hộ kinh doanh hay doanh nghiệp nhỏ rồi thuê người về làm cho mình.

Tỷ lệ thua với mình là 100%. Vừa làm ngân hàng và vừa làm tay trái không có sự tập trung đã biến khoản đầu tư của mình vào đây mất trắng.

- Sau 2 lần thua và tốn quá nhiều thời gian mình đã dừng hoạt động này. Mình nhận ra vấn đề lớn nhất ở đây chính là sự thiếu tập trung.

2. Mua cổ phần của các startup hay các hộ kinh doanh này để đầu tư. Chỉ chờ nhận dòng tiền chia lợi nhuận hàng tháng.

Kênh này mình cũng đã góp vốn vào 2 dự án. Cũng nhàn đấy nhưng vẫn rủi ro về các doanh nghiệp này sập vì họ vẫn còn quá non trẻ. Đặc biệt là sự thiếu minh bạch về tài chính

Tỷ lệ thua hiện tại là 90% và còn 10% đang ngáp ngoải.

Nếu nhìn rộng ra số doanh nghiệp Startup lập ra mà thành công bền vững đâu có nhiều.

- Sau 2 lần đầu tư không ăn thua mình cũng đã dừng không tiếp tục hoạt động này vì nhìn thấy quá nhiều rủi ro khi doanh nghiệp còn quá bé, năng lực quản trị điều hành chưa hoàn thiện, thiếu minh bạch về tài chính.

3. Cho vay

Mình cũng thực hiện cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp, cho vay ngang hàng… để kiếm thu nhập thụ động. Tuy nhiên rủi ro ở mảng này cũng không hề thấp. Với mình hiện tại tỷ lệ thắng là 90% và 10% là mất. Có lẽ cũng do mình có chút kinh nghiệm trong linh vực ngân hàng cộng với may mắn nữa.

- Mình đóng toàn bộ hoạt động này từ cuối năm 2022 vì thấy lợi nhuận cùng bình thường nhưng chịu rủi ro quá cao.

Bài học rút ra: Cho vay là phải thẩm định kĩ trong khi mình bị giới hạn bởi thông tin. Ngoài ra cho vay phải biết đòi nợ mà mình thì hơi yếu khâu này. Thanh khoản của khoản cho vay này cũng rất thấp, muốn lấy lại tiền trước hạn hơi khó.

4. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Mình thường cho vay các doanh nghiệp niêm yết, có hoạt động kinh doanh ổn định, tốt và có thêm tài sản đảm bảo (bất động sản) để giảm thiểu rủi ro nhất cho mình. Về cơ bản doanh nghiệp niêm yết sẽ dễ dàng đánh giá năng lực tài chính hơn rất nhiều.

Đặc biệt những phiên giảm giá trái phiếu sâu - Tạo ra mức lợi suất trái phiếu tốt mình sẽ mua vào để gia tăng lợi suất.

Tỷ lệ thắng 100%.

Nếu hiểu sâu về trái phiếu việc lướt sóng trái phiếu cũng đem lại kết quả khá tốt mà lại ăn chắc hơn cổ phiếu rất nhiều.

- Hiện tại mình vẫn phân bổ đầu tư mảng này. Mình cảm thấy tự tin trong mảng này.

5. Đầu tư vào cổ phiếu nhận cổ tức

Đây có lẽ là bước chuyển biến tích cực nhất khi mình đã dừng tìm kiếm các startup hay các hộ kinh doanh, các nhà hàng, quán ăn để đầu tư mà đi tìm tới các doanh nghiệp niêm yết trả cổ tức đều đặn để mua.

Việc của mình là chỉ cần nghiên cứu kĩ về doanh nghiệp, về định giá cổ phiếu để chọn thời điểm mua vào mang lại tỷ suất lợi nhuận tốt.

Kể từ khi mình thay đổi tư duy từ CHƠI CỔ PHIẾU sang tư duy ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP thì cách tiếp cận về đầu tư của mình đã hoàn toàn thay đổi.

Tỷ lệ thắng hiện tại: 70%

- Hiện tại mình vẫn phân bổ đầu tư mảng này. Mình cảm thấy tự tin trong mảng này.

6. Đầu tư vào bất động sản dòng tiền.

Đây là một lĩnh vực đòi hỏi nhiều kiến thức và vốn lớn. Mình cũng không có thể mạnh về mảng này. Vì vậy mà mình vẫn coi bất động sản như tài sản tích trữ giống vàng, nó không phải là kênh đầu tư tăng trưởng kiếm tiền như chứng khoán. Ngoài ra bất động sản tích trữ cũng có một lợi thế là mình có thể rút vốn ra dễ dàng thông qua vay ngân hàng để đầu tư mảng thế mạnh của mình.

Hiện tại mình vẫn đang trau dồi kiến thức thêm và tìm kiếm để bổ sung trong danh mục của mình.

- Mình mua bất động sản chủ yếu để tích trữ giống vàng.

Hòa cũng còn nhiều những ý tưởng tạo thu nhập thụ động khác với số vốn 0 đồng. Xin được chia sẻ với cả nhà trong các bài viết sắp tới nếu được sự quan tâm của mọi người.

Mọi người thấy hữu ích có thể share về tường của mình để đọc lại sau.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Trịnh Công Hòa

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

6 Yêu thích
3 Bình luận 7 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại