24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quang Quý Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hành trình F0 đến "cá mập": Phương pháp CANSLIM - Lỗi sai thường gặp khi lựa chọn cổ phiếu CANSLIM

Phương pháp đầu tư Canslim là gì? Lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp Canslim liệu có hiệu quả cho các nhà đầu tư? Hãy cùng tìm hiểu cách lựa chọn cổ phiếu để đầu tư hiệu quả.

Phương pháp CANSLIM là một trong những phương pháp hiện đại và sử dụng hiệu quả nhằm lựa chọn được những cổ phiếu tốt trên thị trường chứng khoán.

Nếu bạn là một nhà đầu tư có tầm nhìn xa và đầu tư một cách nghiêm túc trên thị trường chứng khoán thì bạn nên tìm hiểu phương pháp CANSLIM !

I. CANSLIM là gì?

CANSLIM là một phương pháp lựa chọn cổ phiếu được William O’Neil, người sáng lập tờ Investor’s Business Daily, sáng tạo ra. Được giới thiệu lần đầu vào năm 1995, CANSLIM hiện đang là một trong những phương pháp đầu tư tăng trưởng được ưa chuộng nhất hiện nay.
Hành trình F0 đến "cá mập": Phương pháp CANSLIM - Lỗi sai thường gặp khi lựa chọn cổ phiếu CANSLIM

CANSLIM được thiết kế để giúp các NĐT tìm kiếm những cổ phiếu tăng trưởng có tiềm năng lớn nhất trong thị trường tăng giá. Một điểm vượt trội của CANSLIM so với các phương pháp đầu tư khác là nó sử dụng cả phân tích cơ bản, để đánh giá hiệu quả và tiềm năng của doanh nghiệp, và phân tích kỹ thuật, để xác định các điểm mua và điểm bán của cổ phiếu

II. Cách lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM

Vậy để có thể được lựa chọn thông qua phương pháp CANSLIM, một cổ phiếu cần phải có những tiêu chí gì?

1. C (Current Quarterly EPS) – EPS hàng quý

Hành trình F0 đến "cá mập": Phương pháp CANSLIM - Lỗi sai thường gặp khi lựa chọn cổ phiếu CANSLIM

Với tiêu chí này, một cổ phiếu phải có mức tăng trưởng EPS tối thiểu 20-25% so với cùng kì năm trước. Logic đằng sau đó là các công ty liên tục có sự tăng trưởng lợi nhuận cũng sẽ sớm thấy giá của cổ phiếu đó tăng lên, đặc biệt là trong thị trường tăng giá.

Tiêu chí này chỉ xét thu nhập của doanh từ hoạt kinh doanh, không tính những thu nhập chỉ có tính một lần như mua bán đầu tư tài chính, bất động sản, ăn chênh lệch tỷ giá… Trong trường hợp, doanh nghiệp không có vị thế trong lĩnh vực kinh doanh của mình thì mức tăng trưởng EPS rất khó để phát triển trong dài hạn

2. A (Annual Earning Growth) – Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm

Bên cạnh tăng trưởng lợi nhuận hàng quý, tăng trưởng lợi nhuận hàng năm cũng là một yếu tố khác đáng được lưu tâm khi sử dụng bộ lọc CANSLIM. Điều này có nghĩa là cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn năm sau so với năm trước (chỉ tiêu thông thường được tính cho 03 năm).

Kết hợp với tăng trưởng EPS hàng quý, yếu tố này cho phép chúng ta xem xét các công ty chỉ đang cắt giảm chi phí hoặc thực hiện các biện pháp để tăng lợi nhuận trong ngắn hạn hay đang cho thấy khả năng sử dụng lợi nhuận lợi nhuận hiệu quả để phát triển trong vài năm qua.

Đây là một chỉ báo cho thấy sự tăng trưởng hiện tại không phải là bất thường mà là hệ quả hợp lý của hành động giá của cổ phiếu và các nguyên tắc cơ bản của công ty.

Theo CANSLIM, các nhà đầu tư nên để tâm tới các cổ phiếu có ROE từ 17% trở lên, tăng trưởng lợi nhuận từ 25% đến 50%.

Hành trình F0 đến "cá mập": Phương pháp CANSLIM - Lỗi sai thường gặp khi lựa chọn cổ phiếu CANSLIM

3. N (New Product, Service, Management or Price High) – Sản phẩm mới, quản lý mới, mức giá mới

Không chỉ cần sự tăng trưởng về mặt doanh thu, lợi nhuận, một công ty tốt còn phải là một cổ phiếu liên tục phát triển và đổi mới sản phẩm, dịch vụ.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các công ty luôn đổi mới để trở nên phù hợp với những yêu cầu mới của thị trường. Thông thường, điều này được nhìn thấy từ các công ty trẻ sẵn sàng chấp nhận rủi ro hoặc các công ty đi tiên phong trong một ngành công nghiệp mới.

Nếu một công ty không liên tục đổi mới và tìm kiếm những cơ hội mới, thì rất có thể công ty đó sẽ không thể duy trì sự phát triển theo thời gian, khiến nó không được coi là một khoản đáng đầu tư.

4. S (Supply and Demand) – Cung cầu thị trường

Giá của một cổ phiếu không chỉ phụ thuộc vào giá trị nội tại của công ty mà còn đi theo quy luật cung cầu của thị trường. Rõ ràng, nếu thị trường có cầu mạnh cho một cổ phiếu có nguồn cung hạn chế, giá cổ phiếu sẽ tăng.

Cách tốt nhất để ước lượng cung cầu của một cổ phiếu là theo dõi số lượng cổ phần giao dịch hàng ngày của nó. Chiến lược CANSLIM khuyến nghị NĐT lựa chọn những cổ phiếu có tỷ lệ free-float (khối lượng cổ phiếu tự do chuyển lượng so với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành) thấp.

Đây được xem là yếu tố cốt lõi bởi chính mức độ cung cầu của cổ phiếu cũng chính là nguyên nhân làm cho giá cổ phiếu biến động. Khi số lượng người bán ra nhiều, người có nhu cầu mua ít thì giá cổ phiếu có xu hướng giảm và ngược lại.

Với tiêu chí này, O’Neil cũng đưa ra những nhận định rằng, khối lượng giao dịch cổ phiếu hàng ngày phải lớn hơn số lượng giao dịch trung bình của tháng trước đó. Đồng thời, nhà đầu tư cũng nên thường xuyên theo dõi những biến động của thị trường, nắm được những xu hướng của thị trường từ đó đưa ra những quyết định giao dịch cổ phiếu cho phù hợp.

Trong tiêu chí chọn lọc này, O’Neil cũng đã sử dụng những chỉ số như A/D, đây là chỉ số được hình thành thông qua việc so sánh sự tương quan giữa lực mua và lực bán của các cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định.

Với mỗi doanh nghiệp hay mỗi mã cổ phiếu sẽ có chỉ số A/D khác nhau, mức trung bình sẽ từ 60 điểm trở lên.

5. L (Leader or Laggard) – Người dẫn đầu hay kẻ tụt lại

Theo CANSLIM, các nhà đầu tư thay vì lựa chọn những cổ phiếu bị tụt lại thì nên tập trung tìm kiếm những cổ phiếu có tiềm năng tốt nhất cho tương lai gần trong thị trường tăng giá.

Nhiều nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu mà họ cảm thấy bị định giá thấp. Tuy nhiên không phải công ty nào đang tụt lại phía sau cũng bị định giá thấp. Có nhiều cổ phiếu có định giá thấp do doanh nghiệp có lợi nhuận không bền vững hoặc không có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Nếu muốn theo CANSLIM, họ chỉ nên đầu tư vào các công ty dẫn đầu ngành, chỉ số sức mạnh giá tương đối (RS) từ 80 trở lên.

Hành trình F0 đến "cá mập": Phương pháp CANSLIM - Lỗi sai thường gặp khi lựa chọn cổ phiếu CANSLIM

6. I (Institutional Sponsorship) – Nhà đầu tư tổ chức

Các nhà đầu tư tổ chức đơn giản là đề cập đến quyền sở hữu một cổ phiếu bởi các quỹ tương hỗ, ngân hàng, quỹ hưu trí và các tổ chức lớn khác. Các nhà đầu tư này có nhiều chuyên môn và nguồn lực hơn các NĐT nhỏ lẻ nên sự đầu tư từ các tổ chức này làm một điềm báo tốt cho công ty mà chúng ta đang cân nhắc.

Tuy nhiên, không phải tổ chức đầu tư nào cũng tốt. Vì vậy chúng ta còn cần phải xem xét đến chất lượng của các tổ chức đó.

7. M (Market Direction) – Xu hướng thị trường

Tiêu chí cuối cùng của CANSLIM liên quan đến định hướng thị trường, cũng là tiêu chí quan trọng nhất trong phương pháp đầu tư này. Một cổ phiếu có thể thỏa mãn tất cả các tiêu chí trước đó, nếu thị trường chung đang trong xu hướng giảm, ngay cả những cổ phiếu tốt nhất cũng sẽ rất khó tăng trưởng cao.

CANSLIM được thiết kế để sử dụng trong các thị trường tăng giá. Có thể khó ước tính xem các cổ phiếu đang trong thị trường tăng hay giảm vì chúng có xu hướng mang tính tương đối hơn là tuyệt đối. Chúng ta có thể quan sát biến động các chỉ số (S&P 500, NASDAQ, DJI… với thị trường chứng khoán Mỹ; VN-Index, VN30-Index, HNX-Index… với thị trường Việt Nam).

Hành trình F0 đến "cá mập": Phương pháp CANSLIM - Lỗi sai thường gặp khi lựa chọn cổ phiếu CANSLIM

III. Những nguyên tắc khi thực hành CANSLIM

Sau khi có một cái nhìn tổng quát về mô hình CANSLIM, chúng ta cần phải xác định những quy tắc đi kèm để có thể lọc cổ phiếu hiệu quả.

- Xác định cắt lỗ ở mức 8% Đây là mức tối đa nhất có thể chấp nhận được. Các nhà đầu tư không nên “nín thở” và hy vọng cổ phiếu quay trở lại mức hòa vốn để bán mà nên cắt lỗ nhanh chóng để kiểm soát danh mục một cách hiệu quả hơn

- Xác định mức chốt lời 20 – 25% O’Neil cũng đề nghị nên chốt lời ở mức 20% – 25%. Chỉ có duy nhất một ngoại lệ cho nguyên tắc này, đó là nếu cổ phiếu tăng 20% trong vòng 2, 3 tuần, thì có thể giữ nó thêm 8 tuần trước khi trước khi chốt lời, và cân nhắc có thể giữ nó trong 6 tháng hay không.

- Áp dụng mua trung bình giá tăng Quy tắc này tức là mua thêm vào khi cổ phiếu tăng giá. William O’Neil cho biết, ông thường mua thêm cổ phiếu khi giá tăng 2 – 3% so với mức giá ban đầu. Nhưng nếu giá tăng trên 5% thì ông sẽ không mua để tránh rủi ro.

- Dùng phân tích kỹ thuật để xác định điểm mua Sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định điểm mua là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chiến thuật CANSLIM. O’Neil thường quyết định mua khi giá biến động theo mô hình “Cup and Handle” hoặc “Volatility Contraction” (mô hình VCP).

IV. Ưu điểm của phương pháp lựa chọn cổ phiếu CANSLIM

Phương pháp CANSLIM được sử dụng rất nhiều và mang lại cho những nhà đầu tư những lợi ích nhất định trong việc lựa chọn cổ phiếu.

- Tính linh hoạt

Trong đầu tư thì tính linh hoạt là yếu tố cần có và quan trọng. Đối với phương pháp CANSLIM, không yêu cầu cụ thể thời gian cũng như nên nắm giữ mã cổ phiếu nào. Nhà đầu tư có thể lựa chọn mã cổ phiếu phù hợp dựa vào mục đích cũng như danh mục đầu tư của mình. Đây có thể được coi là một chiến lược swing hay một chiến lược giao dịch cổ phiếu trong trung và dài hạn. CANSLIM cũng không phải là chiến lược đầu tư giá trị.

Chiến lược khuyên nhà đầu tư nên mua cổ phiếu khi giá của nó phá đỉnh mới trong vòng 52 tuần và khi giá cổ phiếu xuống 20% thì nhà đầu tư nên cắt lỗ để giảm thiểu mức thiệt hại.

- Giao dịch theo động lượng

Phương pháp đầu tư chứng khoán CANSLIM có những quy tắc mua bán cổ phiếu nhất định, giao dịch tuần theo những xu hướng và thời điểm của thị trường.

- Lựa chọn những mã cổ phiếu tiềm năng tốt

Trong phương pháp này đề cao những mã cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh trong ngành, những sản phẩm, dịch vụ kinh doanh đảm bảo tốt. Ban lãnh đạo có tâm và có tầm, có những chính sách phát triển doanh nghiệp tốt hơn trong tương lai.

- Tăng trưởng có lợi nhuận tốt

Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về bao nhiêu. Phương pháp này giúp nhà đầu tư lựa chọn được những doanh nghiệp có biên lợi nhuận ổn định, có xu hướng tăng mạnh mẽ. Do đó, CANSLIM hướng cho nhà đầu tư lựa chọn những doanh nghiệp phát triển nhanh và có lợi nhuận tốt trong thời gian dài.

Hành trình F0 đến "cá mập": Phương pháp CANSLIM - Lỗi sai thường gặp khi lựa chọn cổ phiếu CANSLIM

V. Những sai lầm thường gặp khi sử dụng mô hình CANSLIM

Trong cuốn sách “How to Make Money in Stocks: A Winning System in Good Times and Bad”, Willian O’Neil đã đề cập đến những sai lầm thường gặp khi sử dụng bộ lọc này để tìm kiếm cổ phiếu

- Cố chấp giữ lỗ mà không cắt, bởi niềm tin cổ phiếu sẽ tăng giá

- Mua cổ phiếu đang có xu hướng giảm và áp dụng mua trung bình giá xuống với tâm lý chúng ta đang kiếm được một món hời

- Sợ hãi khi phải mua cổ phiếu ở những mức giá cao mới

- Sử dụng một bộ tiêu chí không hiệu quả, không nắm rõ một doanh nghiệp có những yếu tố cơ bản nào thì được coi là tiềm năng

- Không có những nguyên tắc cụ thể trong việc mua bán cổ phiếu trên thị trường, không biết khi nào nên mua vào, khi nào nên bán ra

- Thiếu kiên nhẫn, không tuân thủ theo những nguyên tắc đã đặt ra

- Ngay cả khi đã xác định được điểm mua tốt, nhiều nhà đầu tư cũng không xác định được thời điểm bán ra tốt nhất

- Thích mua vào nhiều cổ phiếu giá thấp, thay vì lựa chọn ít những cổ phiếu giá cao tiềm năng

- Lựa chọn cổ phiếu dựa trên những tin đồn, khuyến nghị

- Đánh cược vào những cổ phiếu có cổ tức hoặc chỉ số P/E thấp

- Chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn, muốn kiếm được lãi nhanh, dễ dàng

- Có xu hướng mua những cổ phiếu quen thuộc

- Không thể nhận biết được những thông tin/lời khuyên tốt để hành động theo

- Thu lợi nhuận nhỏ, dễ kiếm trong khi giữ phần thua quá lâu

- Lo lắng quá nhiều về thuế và chi phí giao dịch

- Đầu cơ quá nhiều vào các sản phẩm phái sinh vì coi chúng là cách làm giàu nhanh chóng

- Không nhìn nhận cổ phiếu một cách khách quan

- Không thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng khi cần thiết do không có kế hoạch, nguyên tắc cụ thể

Hành trình F0 đến "cá mập": Phương pháp CANSLIM - Lỗi sai thường gặp khi lựa chọn cổ phiếu CANSLIM
Phương pháp CANSLIM có thể là một cánh tay đắc lực trong việc hỗ trợ tìm kiếm cổ phiếu tăng trưởng tốt. Tập trung vào tất cả các khía cạnh quan trọng của cổ phiếu có thể cung cấp một bức tranh toàn cảnh về sự tăng trưởng của nó cho đến nay và tiềm năng của nó đối với thị trường tăng giá, có thể mang lại hiệu quả cao và hữu ích cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Quang Quý Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả