Hành trình F0 đến "cá mập": (Phần 2) Ứng dụng chỉ báo RSI và Kết hợp MACD để đạt hiệu quả cao (Có ví dụ)
Ở phần trước tôi đã chia sẻ định nghĩa và phân loại chỉ báo RSI, Hôm nay chúng ta sẽ đi kĩ càng hơn về chỉ báo RSI - Chỉ số Sức mạnh tương đối – Relative Strength Index
Cách sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả
Bộ số phù hợp cho RSI
Như đã trình bày ở nội dung trên, chỉ báo RSI có hai thông số cần lưu ý đó là chu kỳ và các mức quá mua – quá bán:
- Đối với chu kỳ: Wilder cho rằng chu kỳ 14 là mức hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay tuỳ vào thị trường và kinh nghiệm của mỗi người mà có nhiều nhà giao dịch sử dụng cùng lúc 2 kỳ khác nhau là 5 và 7, 9 và 14 hoặc 21 và 28… Lưu ý, thời gian càng ngắn như 5 và 7 thì chỉ báo dao động sẽ càng nhạy hơn. Khi thời gian được rút ngắn sẽ làm cho việc chạm lên biên trên và biên dưới diễn ra nhiều hơn dẫn đến sự biến động lớn hơn nên thông tin có thể sẽ nhiễu hơn.
- Đối với các mức quá mua – quá bán: Như phần đầu đã trình bày, nhà giao dịch có thể tùy chỉnh các mức dựa trên việc các bạn đang giao dịch ở thị trường như thế nào và kỹ năng ra sao. Ví dụ: mức 40-80 cho thị trường tăng giá hoặc 20-60 cho thị trường giảm giá tuỳ vào kinh nghiệm của bạn và loại thị trường.
Vì vậy, để có bộ số cho chỉ báo RSI, thì nhà giao dịch cần thử nghiệm, backtest lại các thị trường mà bạn thường xuyên giao dịch để chọn ra cho mình một bộ số phù hợp. Nên nhớ chỉ có tương đối mới là tuyệt đối, hãy đánh giá lại thường xuyên chỉ báo RSI của các bạn để có những điều chỉnh kịp thời với thị trường.
Cách sử dụng RSI đúng với ý nghĩa của chỉ báo
Ý tưởng chung là khi đường RSI nằm ở các giá trị cực kỳ cao hoặc cực thấp (cao hơn 70 hoặc thấp hơn 30), thì thị trường được cho là quá bán hoặc quá mua. Nhưng, các bạn phải lưu ý những điều sau:
- Khi đường RSI đạt giá trị cao, nó đơn giản chỉ có nghĩa là có nhiều nến tăng hơn so với nến giảm. Tuy nhiên đừng vì thế mà nghĩ rằng khi đường RSI đi vào vùng quá mua thì thị trường sẽ đảo chiều đi xuống, điểm sai này nhiều bạn hay mắc phải.
Sau đây là một vài ví dụ:
Sai lầm #1: Thực hiện lệnh BUY khi thị trường đang QUÁ BÁN
Chỉ báo ở vùng quá bán nhưng giá vẫn tiếp tục đi xuống
Trong ví dụ này các bạn có thể thấy chỉ báo RSI đi vào vùng quá bán nhưng nó tiếp tục DUY TRÌ trong vùng quá bán rất lâu. Trong lúc đó giá tiếp tục giảm và liên tiếp tạo các đáy mới thấp hơn đáy cũ.
Nếu nhà giao dịch chỉ đơn thuần dùng tín hiệu QUÁ BÁN để giao dịch thì sẽ thường xuyên gặp phải sai lầm này, xác suất giao dịch thành công sẽ không cao.
Sai lầm #2: Thực hiện lệnh SELL khi thị trường đang QUÁ MUA
Trên biểu đồ, RSI không duy trì trong vùng QUÁ MUA như ví dụ trên nhưng thị trường vẫn không đảo chiều.
Chỉ báo RSI đã thoát khỏi vùng quá mua nhưng thị trường không đảo chiều mà chỉ điều chỉnh giảm rất ít trước khi trở lại xu hướng cũ.
Vì vậy khi chỉ sử dụng tín hiệu thị trường QUÁ MUA là không đủ để có cơ hội giao dịch xác suất cao.
Cho nên lúc này, nhà giao dịch cần phải có một hệ thống giao dịch đầy đủ các yếu tố xác nhận, không chỉ đơn thuần dựa vào RSI. VnRebates sẽ hướng dẫn phương pháp chi tiết trong phần tiếp theo sau đây.
Phương pháp giao dịch với chỉ báo RSI
1. Kết hợp với Kháng cự, hỗ trợ
Như đã biết, trong các tín hiệu mà do chỉ báo RSI cung cấp thì tín hiệu phân kỳ là một trong những tín hiệu mạnh và có độ tin cậy cao, chính vì vậy khi RSI xuất hiện phân kì với giá, nhà giao dịch hãy xác nhận lại một lần nữa, giá có đang giao dịch tại mức kháng cự – hỗ trợ quan trọng nào không.
Nếu có thì đây có thể là một giao dịch có xác suất thành công cao vì tín hiệu phân kỳ đã được mức hỗ trợ – kháng cự xác nhận. Như ví dụ dưới đây:
Mua tại vùng hỗ trợ khi RSI cho phân kỳ dương
Bán tại vùng kháng cự khi RSI cho phân kỳ âm với giá
TỔNG KẾT: Để thực hiện phương pháp giao dịch sử dụng RSI kết hợp với kháng cự – hỗ trợ, các bạn cần các điều kiện sau:
- Chỉ báo RSI và giá đang có sự phân kỳ (để xác suất thành công cao hơn nên lựa chọn các vùng mà ở RSI phân kì mạnh: một đỉnh/đáy ngoài vùng quá mua/quá bán và đỉnh/đáy tiếp sau đó trong vùng trung tính).
- Giá đang giao dịch tại các vùng hỗ trợ – kháng cự quan trọng.
- Mở lệnh khi giá test lại vùng hỗ trợ – kháng cự này thành công.
2. Phương pháp kết hợp RSI với MACD
- Xác nhận động lực thị trường
Như đã đề cập ở trên, cả hai chỉ số này đều được sử dụng để đo lường động lượng trên thị trường; nhưng chúng đo các yếu tố khác nhau nên do đó có thể đưa ra các tín hiệu trái ngược.
Nhưng một khi cả hai cùng đưa ra một tín hiệu thì tín hiệu này càng đáng tin cậy, và nhà giao dịch có thể tự tin khi giao dịch.
- Xác định điểm mua/bán
Giao dịch mua
Đầu tiên, chúng ta sẽ sử dụng chỉ báo RSI để theo dõi xem khi nào thì thị trường đang ở mức quá bán. Tức là khi RSI vượt qua mức 30%. Điều này báo hiệu giá có thể sắp đảo chiều mạnh mẽ.
Khi đó, để chắc chắn hơn về tín hiệu này, hãy chờ đường MACD cắt đường Tín hiệu hay không. Nếu đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên thì tín hiệu mua vào được xác nhận chắc chắn hơn.
Hãy xem ví dụ dưới đây, giá đang trong một xu hướng giảm dài; khi RSI cho tín hiệu quá bán thì gần như ngay sau đó đường MACD cũng cắt lên phía trên đường Tín hiệu. Cả hai chỉ báo đều cho tín hiệu giá sẽ đảo chiều mạnh mẽ. Và khi đó chúng ta có thể vào lệnh mua. Điểm dừng lỗ sẽ được đặt ở bên dưới đáy gần nhất; còn điểm chốt lời tuỳ vào kỳ vọng của các nhà giao dịch.
Giao dịch bán cũng tương tự
Mặc dù việc kết hợp MACD và RSI là khá phổ biến; bởi sự hữu ích của chúng đã được chứng minh theo thời gian; nhưng không đồng nghĩa nó không bao giờ đưa ra tín hiệu sai; ngay cả khi đã kết hợp chúng với nhau. Vậy nên, đừng bao giờ chủ quan; hãy luôn áp dụng những chiến lược quản lý rủi ro giúp bạn tránh khỏi những tổn thất từ những tín hiệu sai gây ra.
Khi cả hai chỉ báo này cùng đưa ra một tín hiệu, tín hiệu đó có thể đáng tin cậy hơn và giúp các nhà giao dịch tự tin hơn. Chiến lược này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn với mức dừng lỗ chặt chẽ.
3. Phương pháp kết hợp với bollinger band và RSI
Nếu tinh ý, nhà giao dịch sẽ nhận ra rằng RSI và Bollinger bands là 2 chỉ báo rất thú vị:
- RSI là một chỉ báo động lượng, nó được thiết kế để đi trước thị trường và đưa ra tín hiệu về một điều gì đó sắp xảy ra trong tương lai.
- Bollinger Bands thì ngược lại vì Bollinger Bands là một chỉ báo trễ (Lagging Indicator), có nghĩa là đi sau giá. Nó cung cấp những tín hiệu xác nhận sau khi giá đã chạy.
Với Bollinger Bands, đa số thời gian giá luôn nằm giữa 2 dải band trên và band dưới, ngoài ra 2 dải băng Bollinger Bands có tác dụng như một hỗ trợ và kháng cự động. Vì vậy, phương án giao dịch cơ bản nhất với Bollinger Bands là SELL khi giá chạm band trên và BUY khi giá chạm Band dưới. Còn với RSI, dấu hiệu đơn giản nhất và cũng là dấu hiệu đặc trưng của RSI, đó chính là QUÁ MUA và QUÁ BÁN hoặc PHÂN KỲ.
VÀ SẮP TỚI SẼ CÓ BÀI HƯỚNG DẪN CHỈ BÁO BOLLINGER BANDS, CÁC BẠN NHỚ BẤM THEO DÕI ĐỂ CẬP NHẬT NHÉ !!!
Với chỉ báo MACD, RSI, Bollinger Bands, Thêm MA hoặc EMA thì khẳng định bạn đã có thể tự tin giao dịch theo trường phái phân tích kĩ thuật mà không cần ai "phím hàng" !
Cảm ơn mọi người đã theo dõi !
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận