menu
Hành trình F0 đến "cá mập": (Phần 2) Cách sử dụng MACD để giao dịch chuyên sâu và hiệu quả của MACD
Quang Quý Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hành trình F0 đến "cá mập": (Phần 2) Cách sử dụng MACD để giao dịch chuyên sâu và hiệu quả của MACD

Như Phần 1 tôi đã chia sẻ cho mọi người về khái niệm cũng như ý nghĩa và các loại tín hiệu của MACD. Hôm nay chúng ta sẽ đi chuyên sâu hơn về MACD.


Giao dịch khi đường MACD cắt đường trung tâm

Khi đường MACD nằm trên đường trung tâm là thị trường ở xu hướng tăng, và ngược lại là xu hướng giảm. Và tín hiệu để “đón đầu” xu hướng theo cách này chính là khi đường MACD cắt lên hoặc cắt xuống đường trung tâm:

- Khi đường MACD từ bên dưới cắt đường 0 và di chuyển lên trên, tín hiệu cho một chu kỳ tăng giá, và các bạn có thể đặt ngay một lệnh mua tại thời điểm đó.

- Ngược lại, khi đường MACD đang từ phía trên cắt xuyên qua đường trung tâm xuống phía dưới, các bạn có thể đặt một lệnh bán

Hành trình F0 đến "cá mập": (Phần 2) Cách sử dụng MACD để giao dịch chuyên sâu và hiệu quả của MACD

Ngoài ra, việc MACD cắt đường trung tâm cũng có thể là tín hiệu thoát lệnh đang giữ. Nếu các bạn đang có lệnh mua, hãy chốt lời hoặc cắt lỗ khi đường MACD cắt xuống so với đường 0.

Ngược lại, các bạn hãy thoát lệnh bán khi đường MACD cắt đường 0 theo hướng lên trên.

Giao dịch khi đường MACD cắt đường Signal

Với phương pháp này, tín hiệu mua sẽ xuất hiện khi đường MACD vượt lên trên đường Signal. Trong khi đó tín hiệu bán sẽ xuất hiện khi đường MACD đâm xuống và cắt đường Signal.

Hành trình F0 đến "cá mập": (Phần 2) Cách sử dụng MACD để giao dịch chuyên sâu và hiệu quả của MACD

Và tương tự như với đường trung tâm, các bạn cũng có thể sử dụng tín hiệu cắt nhau giữa đường MACD và đường Signal làm tín hiệu thoát lệnh đang nắm giữ để tối ưu lợi nhuận, hạn chế rủi ro.

Giao dịch với tín hiệu phân kỳ giá

Phân kỳ xuất hiện là tín hiệu cho thấy giá có thể sắp đảo chiều. Do đó, các bạn chỉ cần thực hiện ngay một lệnh giao dịch đảo chiều khi nhận thấy sự xuất hiện của phân kỳ để nắm bắt những con sóng lớn.

Tuy nhiên, các bạn cũng lưu ý rằng MACD thường tạo ra khá nhiều tín hiệu phân kỳ giả, vì vậy hãy chú trọng vấn đề quản lý vốn, và rèn luyện bản thân có thật nhiều kinh nghiệm để tự mình phát hiện ra được những tín hiệu giả, từ đó tránh được những rủi ro không đáng có.

Giao dịch khi Histogram chuyển từ âm sang dương và ngược lại

Histogram = Đường MACD – Đường Signal

Khi đường Histogram chuyển từ âm sang dương, tức là biểu đồ chuyển từ đỏ sang xanh, thị trường đang trong xu hướng tăng. Lúc này, các bạn nên đặt lệnh mua.

Ngược lại, khi Histogram chuyển từ dương sang âm (biểu đồ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ), các bạn nên đặt lệnh bán.

Chiến lược giao dịch với chỉ số MACD nâng cao

Sau khi thành thạo các tín hiệu và các chiến lược cơ bản, các bạn có thể tìm hiểu thêm về các chiến lược nâng cao khi kết hợp MACD với những công cụ và chỉ báo khác, từ đó có được những tín hiệu đáng tin cậy hơn, xác suất thắng cao hơn.

Ví dụ, các bạn có thể kết hợp MACD với các tín hiệu Price Action như trong trường hợp dưới đây:

Hành trình F0 đến "cá mập": (Phần 2) Cách sử dụng MACD để giao dịch chuyên sâu và hiệu quả của MACD

Trong biểu đồ trên, giá và MACD xuất hiện một phân kỳ giảm, các bạn có thể sẽ băn khoăn không biết giá có quay đầu giảm hay không.

Tuy nhiên, ở cuối phân kỳ giảm các bạn nhận thấy sự xuất hiện của một cây Pinbar giảm, và đó chính là một tín hiệu chắc chắn nhất cho thấy rằng giá có xác suất rất cao sẽ bước vào một đợt giảm mạnh.

Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong việc kết hợp MACD với Price Action. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm hiểu hoặc tự mình phát triển thêm những chiến lược khác với MACD sau khi đã làm chủ được chỉ báo này.

VÍ DỤ THỰC TẾ MÃ CỔ PHIẾU GẦN NHẤT

HDC - CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Hành trình F0 đến "cá mập": (Phần 2) Cách sử dụng MACD để giao dịch chuyên sâu và hiệu quả của MACD
Hành trình F0 đến "cá mập": (Phần 2) Cách sử dụng MACD để giao dịch chuyên sâu và hiệu quả của MACD
Kiến thức phần 1 - Ai chưa xem có thể xem tại trang cá nhân tôi nhé!

Tổng kết

Qua bài viết, hy vọng các bạn đã hoàn toàn hiểu được MACD là gì. Nếu như mọi người muốn tự xây dựng cho mình một chiến lược mới với MACD, hãy nhớ backtest thật kỹ lưỡng trước khi đưa nó vào sử dụng trong thực tế nhé.

Ngoài ra, cũng đừng quên theo dõi Tôi để cập nhật đầy đủ những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về chứng khoán để có thể xây dựng được một chiến lược hiệu quả nhất. Và sắp tới tôi sẽ hướng dẫn các bạn kết hợp MACD và RSI và MA (Chỉ cần 2-3 chỉ báo này Tôi tin chắc bạn có thể tự tin giao dịch mà không cần bất cứ ai "phím" hàng)

Chúc các bạn giao dịch an toàn và hiệu quả. Nhớ Theo dõi bạn nhé !!!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Quang Quý Pro

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả