Hành trình F0 đến "cá mập": Lấp GAP trong chứng khoán là gì? Tại sao phải Lấp GAP?
Gap được xem là một trong những vấn đề mà nhiều nhà đầu tư chờ đợi cơ hội đồng thời là rủi ro đối với những giao dịch qua đêm. Nhưng thuật ngữ này khá rối đối với những người mới tham gia trade chứng khoán.
GAP trong chứng khoán là gì?
Gap trong chứng khoán chính khoảng trống giá, chính xác là khoảng trống giá kết thúc phiên giao dịch chứng khoán hôm trước với giá phiên giao dịch mở cửa hôm sau. Thường theo nguyên tắc thì giá đóng cửa phiến giao dịch hốm trước chính là giá bắt đầu của phiên mở cửa chứng khoán hôm sau. Nhưng vì vấn đề hay lý do nào đó mà giá mở cửa phiên kế tiếp đó lại thấp hơn hoặc cao hơn so với giá đóng cửa hôm trước thì khoảng trống chênh lệch giá đó gọi là GAP.
Hay hiểu dễ hơn đó là giá mở cửa phiên tiếp theo không tiếp tục giá đóng cửa giá kết thúc phiên trước mà tạo 1 bước lên hoặc xuống so với giá đó, như vậy tạo ra 1 khoảng trống giá – GAP trong chứng khoán.
Sẽ có 2 loại gap bạn cần nắm bắt:
+ Gap up: Là gap mà giá phiên mở cửa kế tiếp đó cao hơn so với mức giá chốt đóng cửa phiên trước đó.
+ Gap down: Là Gap mà giá phiên mở cửa kết tiếp thấp hơn so với mức giá chốt đóng cửa phiên trước đó.
Ví dụ về Gap trong chứng khoán:
+ Cố phiểu A kết thúc phiên giao dịch ngày 5/6/2022 có giá đóng cửa là 15.000đ/cp
+ Nhưng đến hôm sau phiên mở cửa lại của ngày 6/6/2022 thì giá mở cửa là 17.000đ/cp => Như vậy đã xuất hiện Gap Up trong thời điểm đó.
Nguyên nhân xuất hiện gap là vì sự gia tăng khối lượng mua hoặc bán tại thời điểm mở cửa phiên giao dịch chứng khoán, có thể khi mở cửa nhu cầu về mua hay bán tăng cao đột ngột khiến giá bị chênh lệch so với mức giá trước đó. Và thường sau dịp lễ dài thì gap sẽ có khả năng xuất hiện cao hơn, và không phải khi nào gap cũng sẽ hình thành.
Lấp GAP trong chứng khoán là gì
Lấp GAP trong chứng khoán là quá trình, thời gian lấp đầy khoảng trống giá, khiến cho giá chứng khoán trở về đúng với giá kết thúc phiên giao dịch chứng khoán kết thúc trước đó.
Hiểu đơn giản như: Giá đóng cửa phiên chứng khoán ngày trước là 20.000đ, đúng nguyên tắc của thị trường là giá mở cửa niêm yết hôm sau sẽ bắt đầu là 20.00đ/cp. Nhưng không hiểu một lý do nào đó mà giá nó giảm xuống 19.000đ đến đầu giờ chiều hôm đó thì giá lên lại mốc 20.00đ/cp. Và quá trình giá trở lại giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó gọi là lấp GAP.
Cách nhận biết GAP trong chứng khoán và nguyên nhân
Vậy làm thế nào để bạn có thể biết được thị trường đang xảy ra Gap và dưới đây có 4 dạng gap bạn sẽ nhận diện được nếu thị trường xuất hiện gap.
Common gaps – Gap khoảng giá chung
Đây là một trong những loại gáp thường xuất hiện nhất trong biểu đồ chứng khoán, đặc biệt là cổ phiếu. Bạn để ý sẽ thấy nó diễn ra khá thường xuyên đối với bất kỳ cổ phiếu nào.
Breakaway gaps – Gap phá vỡ xu hướng
Runaway gaps – Gap tiếp diễn
Exhaustion gap – Gap kiệt sức
Lấp Gap trong chứng khoán mất bao lâu?
Khi Gap xuất hiện thì có lẻ đối với chung ta vừa là cơ hội cũng là rủi ro, vậy để lấp được khoảng trống giá đó phải mất bao lâu mới thực hiện được. Cái này thì sẽ không có bất kỳ một khẳng định cụ thể nào bởi nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố:
+ Bản thân cổ phiếu bạn đang giao dịch
+ Nhu cầu mua và bán của nhà đầu tư
+ Xu hướng, ảnh hưởng của thị trường
Thời gian để lấp gap có thể là vài giờ đồng hồ, có thể là 1 phiên giao dịch, có thể là vài phiên giao dịch hoặc có thể không thể lấp gap bởi giá đã đi quá xa giá so với ban đầu, tăng bất ngờ hoặc giảm đột ngột thì mất nhiều thời gian hơn để giá cổ phiếu trở lại mức giá ban đầu
Trong trường hợp giá cứ tiếp diễn tăng, mỗi ngày nó sẽ tạo nên các gap khác nhau, và sẽ mất khá nhiều thời gian để lấp GAP. Nên nó còn tùy thuộc nhiều yếu tố như đã nói ở trên, nên mọi người cũng có thể tận dụng để giao dịch từ những khoảng trống giá này.
Nhưng nếu giá tăng vọt hay giảm sâu mà không tạo ra mức kháng cự hay hỗ trợ thì lấp GAP sẽ không xuất hiện, không phải lúc nào nó cũng sẽ xuất hiện. Lấp ở đây có thể là lấp đầy hoặc 1 phần nào đó không phải khi nào cũng về lại giá chốt phiên đóng cửa trước đó.
Tại sao phải lấp GAP trong chứng khoán
Thực ra việc lấp gap nó như là một quy luật chung của thị trường, nhưng có lấp được hay không còn tùy thuộc nhiều vấn đề nữa. Và lấp gap là để giá giao dịch trở về đúng với quỹ đạo của nó, việc xuất hiện các gap là do sự thay đổi bất ngờ, tăng vọt của nhu cầu mua hoặc bán nào đó của nhà đầu tư do tin tức tác động.
Việc lấp gap là tất yếu, nó điều chỉnh giá cổ phiếu về với mức giá trị ban đầu, giao dịch thực. Còn nếu không thì giá cổ phiếu sẽ có thể giao dịch ở mức cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực của nó. Vậy nên việc lấp gap chính là vấn đề sẽ được thực hiện ngay lập tức hoặc sau vài phiên hoặc rất lâu.
Lấp gap có thể xảy ra hoặc không, có thể là lấp 1 phần hoặc lấp đầy còn tùy thuộc vào thị trường, còn 1 người hay 2 nhà đầu tư cũng không thể nào làm được.
Cách giao dịch chứng khoán khi xuất hiện GAP
Gap – khoảng trống giá chính là một con dao 2 lưỡi, nếu tận dụng không đúng thì có thể đến thua lỗ nếu nắm bắt tốt thì cũng có thể cứu vãn khoản đầu tư của bạn nhiều ít nào đó. Nhưng không phải ai cũng có thể giao dịch khi gap xuất hiện.
Sẽ có 2 tình huống bạn cần xem xét.
Trường hợp 1: Trước khi gap xuất hiện
Trước khi gap xuất hiện có nghĩa là bạn sẽ thực hiện các quyết định của mình trước phiên giao dịch mở cửa tiếp theo của thị trường chứng khoán. Và nó sẽ bắt đầu ở việc bạn đóng hay mở lệnh giao dịch qua đêm đối với cổ phiếu của mình.
+ Nếu bạn dự gap tăng vào phiên mở cửa thì có thể chọn lệnh bán cổ phiếu của mình, để khi mở cửa lệnh được thực hiện ngay.
+ Nếu bạn dự đoán gap giảm thì nên đóng lệnh giao dịch lại không nên bán mà có thể chọn mua.
Đối với việc đặt lệnh qua đêm này khá rủi ro, bởi bạn sẽ không biết được, hay có dự đoán chính xác gap có xuất hiện không hoặc xuất hiện loại nào. Nên nếu đặt lệnh như vậy rủi ro lớn, kèm theo đó mất thêm phí giữ lệnh qua đêm.
Trường hợp 2: Giao dịch khi Gap xuất hiện
Và khi Gap đã xuất hiện thì điều quan trọng nhất đó chính là bạn phải xác định xem gap thuộc loại nào, bởi mỗi loại gap sẽ cho những dấu hiệu nhận diện khác nhau.
+ Xuất hiện gap tiếp diễn: Xu hướng tăng => Nhà đầu tư đang quan tâm nhiều hơn về mã cổ phiếu đó, còn nếu là xu hướng giảm thì nhu cầu bán tăng lên => Thanh khoản sẽ khó khăn.
+ Xuất hiện gap xu hướng: Thường khoảng giá này cần nhiều thời gian để lấp đầy, nếu bạn đang hướng đến việc mua hay bán cần xem xét mức hỗ trợ và kháng cự, từ đó đưa ra quyết định.
+ Gap kiệt sức: Khả năng cao sẽ xuất hiện xu hướng đảo chiều, cơ hội của bạn sẽ dựa vào nhận định của mọi người
Đối với giao dịch ngay đâu phiên giao dịch thì sẽ có nhiều vấn đề, với việc tận dụng gap thì cũng không hoàn toàn chính xác bởi có khi gap sẽ bị lấy đầy ngay lập tức, hoặc chỉ 1 phần. Nếu bạn muốn giao dịch thật không nên đồn hết số cổ phiếu mình có, nên cân nhắc lượng cổ phiếu nhỏ để theo dõi thêm thị trường.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận