Hành trình F0 đến "cá mập": Chỉ báo RSI là gì? Ứng dụng và Kết hợp MACD để đạt hiệu quả cao
Sức mạnh tương đối – Relative Strength Index, hay còn gọi là chỉ báo RSI là một trong những chỉ số phổ biến nhất trong giao dịch forex. Chỉ số RSI thể hiện sức mạnh biến động giá trên biểu đồ.
Chỉ báo RSI là gì?
Chỉ báo RSI là viết tắt của cụm từ “Relative Strength Index” hay còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. RSI là chỉ báo được phát triển để đánh giá lực mua hoặc lực bán đang tăng lên hay giảm đi của thị trường. Đồng thời đo lường tốc độ thay đổi giá bằng việc so sánh tính tiêu cực và tích cực trên nền tảng giá của các đợt đóng phiên giao dịch.
Vào 1978, J. Welles Wilder đã biên soạn nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm của mình thành các công thức và chỉ số toán học mà các nhà giao dịch có thể sử dụng khi giao dịch. Chỉ số RSI (Sức mạnh Tương đối) chính thức ra đời từ đây.
Phân loại chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI được phân loại vào loại chỉ báo dao động (Oscillators) và là chỉ báo đi trước giá – không bao giờ bị trễ.
Công thức tính toán cơ bản của RSI do Wilder đề xuất:
Trong đó:
RS chính là giá trị Sức mạnh tương đối, được tính như sau:
RS = Relative Strength = Average Gain / Average Loss
Trong đó:
- Average Gain: Trung bình các kì tăng giá.
- Average Loss: Trung bình các kì giảm giá.
Nhưng hiện nay các phần mềm giao dịch đã có thể tính sẵn cho các trader và vẽ ra đường RSI theo yêu cầu. Các bạn chỉ cần nắm được cách đọc chỉ báo để áp dụng vào giao dịch.
Cách đọc cơ bản của chỉ báo RSI
Chỉ số RSI giúp trader xác định tình hình quá mua – quá bán, các bạn nên sử dụng cùng với các phân tích chung về xu hướng giá theo 2 cách đọc: các mức RSI, mẫu hình đồ thị và các phân kỳ của chỉ báo (thứ tự quan trọng tăng dần).
Các mức RSI
Chỉ báo RSI dao động trong khung từ 0-100. Các mức quá mua – quá bán thường là 30-70 nhưng đối với các trader đã có kinh nghiệm sử dụng RSI thì có thể tùy chỉnh các mức này.
- Nếu RSI tăng trên 70 – đó là tín hiệu quá mua.
- Nếu RSI giảm dưới 30 – đó là tín hiệu quá bán.
Khi chỉ báo RSI vượt ra khỏi vùng quá mua – quá bán, đó có thể coi là tín hiệu thị trường đang có sự điều chỉnh vị thế giữa mua và bán, và xu hướng giá có khả năng đảo chiều theo các hướng dưới đây:
- Tín hiệu bán xuất hiện khi có sự giao nhau từ trên xuống dưới của chỉ báo RSI và mức trên (tức đường 70).
- Tín hiệu mua xuất hiện khi có sự giao nhau từ dưới lên trên của chỉ báo RSI và mức dưới (đường 30).
Phân kỳ của chỉ báo RSI với giá
Phân kỳ là một trong những kiến thức rất qua trọng của phân tích kỹ thuật, đặc biệt là đối với chỉ báo RSI.
Phân kỳ là hiện tượng giá thị trường đang tạo đỉnh cao mới nhưng chỉ số RSI thì ngược lại tạo đỉnh thấp, hoặc giá thị trường tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao. Đó là sự “lệch pha” điển hình giữa giá và chỉ số kỹ thuật, có thể cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và thị trường có nhiều khả năng hồi giá hoặc đảo chiều.
Đây là phương pháp thường được dùng để tìm sự đảo chiều của xu hướng thị trường. Phần tín hiệu phân kỳ quan trọng này sẽ được hướng dẫn áp dụng trong phần về phân kỳ chỉ báo RSI phía sau.
Các thông số và cách cài đặt chỉ báo RSI
Khi sử dụng chỉ báo RSI trên các nền tảng giao dịch thì có 2 thông số mà trader cần quan tâm:
THƯỜNG THÌ BÀI VIẾT VỀ CÁC CHỈ BÁO KHÁ DÀI VÌ NÓ CÓ TÍNH CHUYÊN SÂU NÊN SẼ ĐƯỢC CHIA RA LÀM 2 PHẦN !
Phần tiếp theo sẽ tập chung ứng dụng và cách kết hợp MACD mà tôi đã chia sẻ lần trước, các bạn có thể vào trang cá nhân xem lại nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi !!!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận