24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Hải
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hàng loạt doanh nghiệp “trà đá” huy động vốn nghìn tỷ, chuyên gia nói… hên xui !

Sóng penny sắp bùng nổ cùng với một loạt game tăng vốn

Thị trường chứng khoán bùng nổ, hàng loạt doanh nghiệp (DN) có cổ phiếu ở mức giá… ‘trà đá’ (mức dưới mệnh giá) cũng lên kế hoạch huy động vốn trong năm nay. Đáng nói, ở nhiều DN dù mức giá chào bán cổ phiếu tối thiểu là 10.000 đồng/CP, nhưng cũng cao gấp nhiều lần thị giá cổ phiếu đang giao dịch.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có diễn biến khá thuận lợi từ cuối năm 2020 đến nay, giao dịch liên tục bùng nổ. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua, chỉ số VN-Index tăng 28,16 điểm (2,13%) lên 1.351,74 điểm; HNX-Index tăng 1,73% lên 316,69 điểm và UPCom-Index tăng 2,02% lên 88,93 điểm. Thanh khoản thị trường đạt khá cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 30.000 tỷ đồng.

Hàng loạt doanh nghiệp “trà đá” huy động vốn nghìn tỷ, chuyên gia nói… hên xui !

Thị trường chứng khoán bùng nổ cũng là cơ hội để DN gọi vốn (Ảnh: SSI)

"Tô hồng" kế hoạch kinh doanh để gọi vốn

Gây chú ý trong kế hoạch gọi vốn thời gian gần đây ở nhóm cổ phiếu giá "trà đá" là TTF (Gỗ Trường Thành).

Cụ thể, TTF dự kiến chào bán gần 59,5 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/CP, đây là cổ phiếu ưu đãi cổ tức có quyền chuyển đổi, với mức cổ tức cố định hàng năm là 12%. Nếu thành công, TTF dự thu gần 595 tỷ đồng. Trong đó, 160 tỷ sẽ được TTF dùng để trả nợ gốc và lãi cho DongABank (Tính đến cuối năm 2020, TTF đang có khoản nợ quá hạn tại DongABank chi nhánh Bình Dương hơn 123 tỷ đồng, được đảm bảo bằng 12.859m2 gỗ nguyên liệu các loại và thành phẩm của nhóm Công ty).

Ngoài ra, TTF cũng dự kiến phát hành riêng lẻ 40,5 triệu cổ phiếu. Đây là cổ phiếu ưu đãi hoán đổi nợ nợ 405 tỷ đồng liên quan đến Tập đoàn Vingroup, đại diện bởi ông Bùi Hồng Minh. Đây là loại cổ phiếu ưu đãi cổ tức có quyền chuyển đổi với mức cổ tức cố định 6,5%/năm.

Tính chung, TTF dự kiến sẽ chào bán khoảng 100 triệu cổ phần mới, giá trị thu về 1.000 tỷ đồng để hoán đổi nợ với VinGroup, tất toán nợ quá hạn tại DongABank. Số tiền còn lại để đầu tư phát triển.

Theo đánh giá của giới đầu tư thì khả năng gọi vốn đợt này của TTF cũng khá khả quan, đến từ các nguyên nhân: (1) mức cổ tức cố định 12%/năm; (2) lãnh đạo là ông Mai Hữu Tín đã "rót" 100 tỷ trước cho đợt chào bán 100 triệu cổ phần sắp tới; (3) cam kết của lãnh đạo TTF sẽ sớm đưa cổ phiếu trở về mệnh giá (10.000 đồng/CP).

Tuy nhiên, điểm lo lắng không phải là không có với TTF khi sức khỏe DN cũng đang rất yếu. Kết thúc quý 1/2021, TTF tiếp tục lỗ ròng gần 40 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 1,7 tỷ đồng. Việc tiếp tục thua lỗ khiến lỗ lũy kế tính đến thời điểm 31/3/2021 của TTF tăng lên 3.084 tỷ đồng, tương đương 99,1% vốn điều lệ. Vốn chủ sở hữu TTF hiện cũng đang âm 624 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TTF kết phiên cuối tuần qua (11/6) ở mức giá 6.860 đồng/CP và vẫn nằm trong diện kiểm soát.

Một loạt DN có cổ phiếu ở mức giá "trà đá" khác cũng đang có kế hoạch tăng vốn. Chẳng hạn, Công ty Cẩm Hà (UPCoM: CHC) dự kiến chào bán 2,24 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2:1 cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/CP. Bên cạnh kế hoạch chào bán, doanh nghiệp này dự kiến sẽ thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 20:13.

Dự kiến, sau 2 đợt tăng vốn, vốn điều lệ Cẩm Hà sẽ tăng từ 27,2 tỷ đồng lên 67 tỷ đồng, gấp 2,5 lần.

Chưa biết kế hoạch tăng vốn này sẽ ra sao nhưng trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CHC đang có mức giá 2.500 đồng/CP (chỉ bằng ¼ so với mệnh giá) và luôn "trắng" giao dịch (không có giao dịch). Hiện cổ đông lớn nhất của DN này là Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (51% vốn).

Hoặc, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (UPCoM: TH1) đang xây dựng kế hoạch phát hành 34,7 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 257% để hoán đổi nợ. Vốn điều lệ sau phát hành dự kiến tăng từ 135 tỷ đồng lên 482 tỷ đồng. Giá phát hành cổ phiếu dự kiến ở mức 10.000 đồng/CP, nhưng thị giá TH1 hiện chỉ ở mức 4.000 đồng/CP (phiên giao dịch 11/6), và rất ít giao dịch (nhiều phiên không có giao dịch).

Về sức khỏe tài chính của TH1 cũng có nhiều vấn đề. Cụ thể, tại thời điểm cuối quý I/2021, doanh nghiệp chỉ có khoản lợi nhuận đạt 9 tỷ đồng nhưng lại có khoản nợ ngắn hạn lên tới 934,6 tỷ đồng và nợ dài hạn hơn 20 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 206 tỷ đồng.

Hàng loạt DN có cổ phiếu ở mức giá "trà đá" khác đang gọi vốn như: Công ty Đầu tư Nhà đất Việt (HNX: PVL); Công ty Cổ phần Sông Đà 7.02 (UpCOM: S72); Công ty CP Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên (HNX: CTC)… cũng có sức khỏe tài chính khá ảm đạm, thậm chí có DN còn thua lỗ nặng, lỗ lũy kế lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Chuyên gia nói… hên xui

Liên quan đến kế hoạch tăng vốn của nhiều DN có cổ phiếu ở mức giá "trà đá" thời gian qua, ông Trương Hiền Phương - Giám đốc cấp cao Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam - nhận định: Kế hoạch tăng vốn theo kế hoạch của các DN có thể thành công, với điều kiện, thứ nhất là phải có giai đoạn tích lũy về lợi nhuận trong thời gian gần đây; hoặc là có các kế hoạch kinh doanh đang theo chiều hướng tốt lên trong thời gian gần đây và được ghi nhận trong báo cáo tài chính, hoặc được ghi nhận trong các ấn bản, các thông tin do DN cung cấp ra.

"Những yếu tố trên gọi là yếu tố tiềm năng để có thể kích thích sự thành công của các kế hoạch gọi vốn. Tuy nhiên, tiếp theo nữa thì DN phải chứng minh cho các cổ đông các kế hoạch huy động vốn đó nhằm vào mục đích gì, sử dụng cho dự án gì, có khả thi hay không… thì khi đó DN mới có khả năng thu hút được vốn mới từ các nguồn mới, từ các nhà đầu tư", ông Phương nói.

Cũng theo chuyên gia này, nhà đầu tư vẫn có thể ủng hộ DN, mua cổ phiếu của DN mặc dù thị giá thấp hơn giá phát hành, nhưng với điều kiện là DN phải có sự chuyển mình trong thời gian qua.

"Trước đây có thể DN có kết quả kinh doanh không tốt, nhưng bây giờ đã có những thành tích nhất định, cho thấy rằng có bước chuyển mình. Kèm theo đó, những kế hoạch tăng vốn phải chi tiết, rõ ràng, minh bạch cụ thể và mang tính khả thi thì các nhà đầu tư vẫn có thể mua vào.

Và cuối cùng, một yếu tố phụ nhưng đa số sẽ không đồng ý nói ra, là các DN khi muốn phát hành thành công thì phải có cách nào đó để đưa thị giá cổ phiếu lên dần với giá phát hành", ông Phương nói thêm.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng lưu ý, với các DN có cổ phiếu thị giá chênh lệch không cao, khoảng 9.000 – 9.500 đồng/CP nếu muốn phát hành 10.000 đồng/CP thì khả năng cao, còn để 6.000 – 7.000 đồng/CP, thậm chí còn thấp hơn mà phát hành giá 10.000 đồng/CP thì rất khó.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
7.60 (0.00%)
1.30 (0.00%)
3.90 (0.00%)
3.70 (0.00%)
3.03 +0.01 (+0.33%)
prev
next

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả